Trong một buổi chiều làm việc như bình thường của vị bác sĩ khoa tiết niệu ở một bệnh viện lớn tại Sài Gòn, trong hàng ngàn trường hợp mà ông đã khám, mỗi người bệnh là một câu chuyện riêng, nhưng chuyện của một bệnh nhân đến khám chiều nay lại làm ông day dứt tự hỏi…?
Sự khốn cùng của một người bệnh nghèo
Sau khi vào khám, bệnh nhân không nói về bệnh tình như những bệnh nhân khác mà rút ra vài ba kết quả xét nghiệm bệnh tiểu đường của những bệnh viện khác nhau với chung một kết quả là không bị bệnh tiểu đường và muốn được một sự khẳng định từ ông về kết quả này là đúng. Nhưng nếu kết quả này được chẩn đoán đúng cách đó chục năm thì đường đời của người đàn ông này không phải tủi nhục như vậy.
chuyện của một bệnh nhân đến khám chiều nay lại làm ông day dứt
Sinh ra tại một miền quê nghèo của tỉnh Nghệ An, bệnh nhân vào Thành phố Hồ Chí Minh, vừa học vừa làm để được học xong đại học và tìm được một công việc nhà nước là tham gia cắm mốc tại biên giới. Với mức lương đúng theo quy định của nhà nước thì chỉ đủ ăn. Khi cơ quan tổ chức cho anh đi khám sức khỏe, bệnh nhân bất ngờ nhận được kết quả chẩn đoán bị bệnh tiểu đường.
Với những kiến thức mà anh biết, bệnh tiểu đường là bệnh nhà giàu, phải uống thuốc để hạn chế sự phát triển của bệnh, nếu không chỉ vài năm sau anh sẽ chết. Sự chẩn đoán này mang đến sự hoang mang, sợ hãi cho bệnh nhân. Tiền đâu để uống thuốc, sức khỏe đâu để làm việc, ai sẽ lo cho bố mẹ già và còn rất nhiều điều chưa làm . . . Bí quá hóa liều, anh đã ăn cắp máy móc của cơ quan để mang đi bán với mục đích kiếm tiền chữa bệnh, số tiền mà anh tham ô lên đến 1 tỷ đồng. Khi bị phát hiện, anh phải trả lại hết số tiền đã tham ô và bị phạt tù 7 năm. Song nhờ cải tạo tốt mà anh được đặc xá sau 3 năm .
Bi kịch của người đàn ông bị mắc bệnh tiểu đường?
Ra tù thì ý nghĩ đầu tiên của người đàn ông này, cũng là kiếm tiền chữa bệnh tiểu đường, nhưng với cái danh tham ô, đã từng đi tù thì anh có thể làm ở đâu. Anh phải đi bán quần áo cũ suốt 2 năm để đủ tiền chữa bệnh tiều đường. Có vợ, nhưng đi khám bệnh, anh không dám nói cho vợ biết mình bị tiểu đường do sợ bị vợ bỏ.
Bi kịch của người đàn ông bị mắc bệnh tiểu đường?
Nhưng sau bao nhiêu thăng trầm trải qua của người đàn ông này vì liên quan đến kết quả chẩn đoán bệnh tiểu đường thì cái mà anh nhận được sau 3 năm cải tạo, 2 năm bán quần áo cũ và cái danh tham ô là một kết quả chẩn đoán: anh không bị bệnh tiểu đường. Xét nghiệm 2 lần cùng một kết quả, tìm lại bệnh viện nơi anh đã khám thì họ không lưu kết quả do anh không phải bệnh nhân ở đó.
Biết được mình không bị tiểu đường, anh như trút được nỗi ám ảnh đã đeo bám và làm thay đổi cuộc đời anh. Nhưng ai có thể trả lời cho câu hỏi, những thăng trầm đã trải qua của người đàn ông này là do ai? Do kết quả chẩn đoán bệnh, do người bệnh hay do một sự sui xẻo nào đấy?
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn