Trong khi Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ điểm “sàn” thả cửa vào Đại học thì dự thảo quy chế tuyển sinh của Bộ LĐ-TB-XH vẫn yêu cầu “điểm sàn” để nâng cao chất lượng nguồn tuyển sinh cao đẳng chính quy.
- Bỏ điểm sàn, tăng cơ hội vào đại học có nâng được chất lượng đào tạo?
- Trường Cao đẳng “sốc” với dự thảo bỏ điểm sàn Đại học năm 2017?
- Bỏ điểm sàn Đại học chất lượng đào tạo Bác sĩ sẽ ra sao?
Theo các Trường Cao đẳng Y Dược cho biết đây là mâu thuẫn trong chính sách của các cơ quan quản lý Giáo dục Nhà nước dẫn tới việc ngược đời mạnh Bộ nào Bộ đó đưa ra chính sách mà hệ quả là xã hội phải gánh chịu “Dự thảo” vào học Cao đẳng năm 2017 khó hơn Đại học.
Phó hiệu Trưởng một Trường Cao Đẳng ở TP HCM cho rằng: Việc bỏ điểm sàn ĐH là không sai luật, vì đó là thẩm quyền của Bộ GD&ĐT trong việc ra quyết định quy chế tuyển sinh ĐH nhưng nếu xét trên toàn bộ hệ thống giáo dục Quốc dân thì việc này sẽ gây mâu thuẫn đối với một số chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước từ việc phân phân luồng học sinh cho các bậc học Trung cấp – Cao đẳng – Đại học. Nếu bỏ hẳn điểm sàn Đại học thì đây sẽ là 1 bài toán khó cho Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội khi mới nhận bàn giao quản lý hệ thống các Trường Cao đẳng. Nếu Bộ LĐ TB&XH không có phương án giúp các Trường CĐ vừa nhận bàn giao từ Bộ GD&ĐT thì các Trường CĐ sẽ “chết đói” vì sẽ không còn nguồn thí sinh để tuyển do việc xét tuyển vào đại học dễ hơn cao đẳng thì ai dại gì đi học cao đẳng. Như vậy thì chính sách phân luồng Giáo dục các bậc học vô hình chung sẽ phá sản.
Bỏ điểm “sàn” ĐH tức “Nếu chỉ cần tốt nghiệp THPT là đủ điều kiện học ĐH thì thí sinh sẵn sàng lao vào ĐH do tâm lý ăn sâu bám dễ trong nhiều gia đình là phải vào Đại học, bằng cấp ĐH là “tấm giấy thông hành” cho tương lai các em. Việc bỏ điểm sàn ĐH với lý giải theo Luật Giáo dục Đại học thì người tốt nghiệp THPT có quyền được học lên bậc học cao hơn là ĐH (mà Luật này có từ lâu rồi sao bây giờ mới lý giải như vậy?), sẽ dẫn tới hệ quả vô tình đẩy các em năng lực yếu vào phải ĐH vì xét tuyển vào ĐH năm 2017 sẽ dễ hơn CĐ do cao đẳng có ngưỡng điểm sàn. Việc thả cửa cho thí sinh tốt nghiệp THPT vào ĐH với lý giải mở đầu vào, siết đầu ra thì đương nhiên sẽ có nhiều thí sinh năng lực kém a dua vào ĐH vì thấy quá dễ sẽ không theo nổi và bỏ giữa chừng, rất lãng phí cho xã hội và cả bản thân người học còn những người “có trách nhiệm” cho rằng: Tốt nghiệp THPT ở độ tuổi 18 là có đủ năng lực hành vi để chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi đăng ký học Đại học.
Điều mà nhiều người lo lắng nhất đó là về lâu dài, chủ trương phân luồng Giáo dục cho các bậc học Trung cấp – Cao đẳng sẽ bị vô hiệu hoá vì bỏ điểm sàn sẽ dẫn đến hiện tượng “phổ cập Giáo dục ĐH”. Lúc đó các Trường Cao đẳng không tuyển sinh được sẽ đóng cửa. Xã hội sẽ khan hiếm nguồn lao động tốt nghiệp Cao đẳng – Trung cấp có kỹ năng nghề và sẽ tràn ngập Cử nhân Đại học.
“Mở” là tốt nhưng có nên “đóng” với nhóm ngành liên quan đến Sức khoẻ?
Về nguyên tắc, cứ “mở” ra là tốt vì phải “hội nhập” theo kiểu các nước phương tây. Ở nhiều nước phát triền Quyền con người cao nên cứ tốt nghiệp THPT là được đăng ký học Đại học mà chẳng cần điểm sàn gì hết nhưng ở đó người ta quản được chất lượng đầu ra tốt nên sinh viên có người học mười năm mới tốt nghiệp Đại học được vì nhiều nguyên nhân khác nhau như vừa đi học vừa đi làm, đi làm có tiền đóng học phí, hết tiền lại tạm nghỉ để đi làm cho đến khi nào có đủ tiền nộp học phí lại đi học tiếp…
Bỏ điểm sàn tuyển sinh ĐH thì không ảnh hưởng tới chất lượng nguồn cung tuyển chung của các trường ĐH Y Dược tốp trên thuộc Bộ Y tế quản lý nhưng các trường trong hệ thống giáo dục nước ta nhiều Trường ĐH đa ngành cũng đào tạo Bác sĩ, Dược sĩ Đại học thì việc bỏ điểm sàn cũng sẽ khiến người dân lo lắng mỗi khi đến Bệnh viện khám chữa bệnh “không may” gặp Thầy thuốc mà chất lượng đầu vào chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Y Dược là nhóm ngành đặc thù liên quan đến sức khoẻ, tính mạng toàn dân trong xã hội nên chăng cần có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các Trường có tuyển sinh ngành Y – Dược trình độ ĐH vì “có bột mới gột lên hồ”, có “điểm sàn” thì mới sàng lọc được người có trình độ tối thiểu đủ để đào tạo thành Bác sĩ, Dược sĩ. Danh Y Hải Thượng Lãn Ông có từng răn: “Hoạ phúc người bệnh một mình trong tay Thầy Thuốc” mà thầy thuốc trình độ đầu vào chỉ cần tốt nghiệp THPT thì người dân lo lắng không phải không có lý.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn