Bỏ ra 3 phút học cách loại bỏ độc tố trong măng hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Là một món ăn phổ biển của người Việt, tuy nhiên nhiều bác sĩ cảnh báo măng tươi nếu không được chế biến đúng cách sẽ gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Bỏ ra 3 phút học cách loại bỏ độc tố trong măng hiệu quả

Bỏ ra 3 phút học cách loại bỏ độc tố trong măng hiệu quả

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chế biến đúng cách các độ tố trong măng có thể gây tình trạng ngộ độc như: đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,… thậm chí là hôn mê.

Cách loại bỏ độc tố trong măng nhanh chóng

Theo nhận định của các chuyên gia Y tế, khi chế biến măng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bị ngộ độc, thậm chí là hôn mê và tử vong. Lý giải về điều này, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, về bản chất trong măng tươi có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) cao, đây là chất cực kỳ gây hại cho cơ thể. HCN trong măng có thể gây ra nhiễm độc cấp tính tức là nó phản ứng độc tố sau khi ăn vài giờ, có khi sau vài chục phút, tùy vào hàm lượng mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cảnh báo, HCN có thể sẽ gây chết người bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật sau đó là ngừng thở.

Mặc dù trong măng có chất độc nhưng rất dễ xử lý, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, HCN rất dễ hòa tan trong nước và dễ dàng bị bay hơi khi đun nóng. Bởi vậy, để loại bỏ độc tố trong măng tươi khi mua về nên bóc vỏ ngoài, thái lát ngâm trong nước sau đó rửa lại nhiều lần. Hoặc luộc măng thật kỹ 2-3 lần  rồi rửa lại với nước, kể cả măng khô cũng cần luộc để loại bỏ chất bẩn trong quá trình bảo quản, chế biến.

Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong hoặc luộc vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu đừng quên mở nắp cho chất độc bay hơi. Thậm chí biện pháp đơn giản nhất được nhiều người áp dụng để làm giảm độc tính của măng là muối măng chua, bên cạnh đó trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại để giảm thiếu tối đa chất độc trong măng.

Những đối tượng cần “cẩn trọng” với măng

Một số đối tượng cần "cẩn trọng" với măng

Một số đối tượng cần “cẩn trọng” với măng

Dù mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên một số người cần cẩn trọng với măng để tránh những hậu quả khó lường về sức khỏe.

Người bị sỏi thận

Những người bị sỏi thận cần tránh ăn nhiều măng tươi bởi trong măng chứa nhiều acid oxalic có thể dễ dàng kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành acid oxalic canxi dẫn đến sỏi thận đường tiết niệu.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Theo Đông y, măng là loại thực phẩm có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí là gây tử vong.

Trẻ em

Trẻ em là độ tuổi cần bổ sung các chất cần thiết để phục vụ quá trình phát triển, tuy nhiên acid oxalic có trong măng tươi ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do vậy trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến còi xương, chậm phát triển.

Là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày, tuy nhiên hãy trở thành người tiêu dùng thông minh để biến măng không trở thành tác nhân gây hại cho cơ thể đồng thời bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

Nguồn – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới