Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 47/2016/TT-BYT, về việc quy định việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đột quỵ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, bắt đầu từ tháng 3/2017, thì tất cả các bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ
- Bộ Y tế: Cảnh báo chủng virus cúm độc lực cực cao có thể tràn vào Việt Nam
- Bác sĩ tiết lộ bí quyết chọn vợ qua nốt ruồi
- Sử dụng kỹ thuật và công nghệ nano mới mang lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ
Thành lập tùy theo điều kiện thực tế mỗi bệnh viện
Theo tin tức báo mới thì tùy theo điều kiện thực tế của mỗi bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ có những hình thức thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ khác nhau.
Trong đó sẽ có những hình thức khám và chữa bệnh đột quỵ như sau: 1 thành lập đội đột quỵ; 2 thành lập đơn vị đột quỵ; 3 thành lập khoa đột quỵ; thành lập trung tâm đột quỵ.
Như vậy, tùy theo điều kiện, cơ sở vật chất của mỗi cơ sở y tế, mà các hình thức thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ sẽ khách nhau,. Đối với những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu có dưới 100 người bệnh đột quỵ trong một năm, thì sẽ thành lập đội đột quỵ.
Còn đối với những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 500 người bệnh đột quỵ trong vòng một năm thì nên thành lập đơn vị đột quỵ. Với quy mô giường bệnh của đơn vị này là dưới 20 giường bệnh.
Sắp tới các bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ
Đặc biệt đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu điều trị dưới 1000 người bệnh đột quỵ trong một năm, thì sẽ thành lập khoa đột quỵ. Quy mô giường bệnh của khoa đột quỵ, sẽ là dưới 50 giường bệnh.
Đối với những quy mô giường bệnh của trung tâm đột quỵ từ 50 giường bệnh trở lên là trung tâm đột quỵ. Sẽ dành cho những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị cho khoảng từ 1.000 người bệnh đột quỵ trong một năm trở lên.
Đội phản ứng nhanh về đột quỵ hoạt đông 24/24
Trong thông tư của Bộ Y tế cũng nêu rõ những đội phản ứng nhanh về đột quỵ, tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm luôn có các bác sĩ trực hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày. Và hoạt động 7 ngày trong tuần.
Bệnh đột quỵ rất nguye hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nhanh chóng. Chính vì vậy các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần phải ưu tiên tập trung mọi điều kiện, để nhanh chóng xử trí cấp cứu kịp thời. Ngoài ra còn tiến hành chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng sớm cho người bệnh đột quỵ tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ nguy hiểm
Cũng trong thông tư quy định các bệnh viện sẽ thành lập đội phản ứng nhanh về đột quỵ, thì đối với các bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, sẽ phấn đấu đến năm 2020 thì thành lập khoa đột quỵ, đến năm 2025 sẽ thành lập trung tâm đột quỵ. Còn các bệnh viện đa khoa hạng 1, sẽ phấn đấu đến năm 2020 tối thiểu thành lập đơn vị đột quỵ, còn đến năm 2025 thì sẽ thành lập khoa đột quỵ.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn