Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có gần 96.000 trẻ em chết do bỏng trên toàn thế giới. Con số này cho thấy mức độ phổ biến và sự nguy hiểm rình rập của bỏng ở trẻ em mà cha mẹ không thể chủ quan.
- Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng.
- Nhận diện 4 nguyên nhân gây bỏng chủ yếu hiện nay.
- Làm thế nào để xử lý bỏng nước sôi hiệu quả nhất?

Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em.
Do chưa ý thức được các hành vi có dẫn dẫn đến bỏng, trẻ em có thể bị bỏng trong quá trình chơi đùa, nghịch ngợm, ăn uống… Chủ yếu bỏng ở trẻ em do các nguyên nhân sau:
- Bỏng do nhiệt: Trẻ vô tình cho tay, chân hoặc ngã vào nước sôi, thức ăn vừa nấu.. hoặc làm đổ nước, đồ nóng vào người, chạm vào bô xe máy, lửa…dẫn đến bị bỏng.
- Bỏng do dòng điện: Thiết kế dòng điện không đảm bảo an toàn có thể khiến trẻ chạm vào các đồ vật chứa điện như ổ cắm, dây điện.. khi đang có nguồn điện.
- Bỏng hóa chất: Bỏng ở trẻ em do hóa chất xuất phát từ việc trẻ không phân biệt được hóa chất gây hại với nước thông thường. Khi cha mẹ không cất giữ cẩn thận làm trẻ cầm nghịch và gây ra bỏng.
- Bỏng do bức xạ: Trường hợp này đa phần ít xảy ra. Chỉ xuất hiện khi trẻ phải điều trị x-quang hoặc trị xạ ung thư.

Hậu quả của bỏng đối với trẻ.
Tùy vào từng mức độ bỏng ở trẻ em mà để lại những hậu quả khác nhau. Vết bỏng nhẹ sẽ không để lại nhiều biến chứng tuy nhiên với những trường hợp nặng, hậu quả của bỏng để lại vô cùng nặng nề như:
- Vết bỏng sâu vào da gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
- Suy giảm sức đề kháng của trẻ, dễ mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng, sốt…
- Để lại vết sẹo ngoài ra làm mất tính thẩm mỹ, khó cử động co kéo.
- Trường hợp bỏng nặng có thể phải cắt vùng bỏng làm tàn phế và biến dạng cơ thể.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, gây ra tự ti, mặc cảm cho trẻ.
Trường hợp bỏng nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Xử lí khi trẻ bị bỏng nhanh nhất
Bỏng ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nắm vững các kỹ năng sau sẽ giúp bạn nhanh chóng sơ cứu cho trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất:
- Sơ cứu vết bỏng bằng cách ngâm vào nước lạnh từ 20-30 giây để giảm đau rát của vết bỏng. Tuy nhiên không dùng đá lạnh.
- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tùy vào tình trạng và loại bỏng mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Ngoài tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên cho trẻ tái khám thường xuyên và có chế độ vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng đến lúc vết bỏng hoàn toàn khỏi.
Bỏng ở trẻ em sẽ được hạn chế nếu cha mẹ chú ý trông coi trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với đồ điện, nóng, lạnh… Hệ thống điện trong gia đình cần được thiết kế ẩn, đủ cao để trẻ không với tới. Nguy hiểm từ bỏng luôn rình rập nếu trẻ không được bảo vệ cẩn thận, an toàn.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn