Co thắt thực quản (CTTQ) là một trong những triệu chứng thường gặp ở tuổi trung niên và gây đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh.
- Sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn có thể hạn chế được tình trạng tử vong
- Những biện pháp làm giảm tình trạng đau răng một cách nhanh chóng
- Các biện pháp xử lý khi bị ngộ độc rượu
Việc dễ dàng bỏ qua các dấu hiệu mà không phát hiện và điều trị kịp đau CTTQ không chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh, mà còn có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. May mắn là một số phương pháp nhận biết và biện pháp khắc phục hiện nay có thể giúp phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời chứng CTTQ một cách hiệu quả.
Trong cơ thể, thực quản là ống nối giữa miệng và dạ dày. Thông thường, nó sử dụng một loạt các cơn co thắt có kiểm soát, phối hợp để vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.
Nguyên nhân gây CTTQ
Một số loại thực phẩm hoặc điều kiện tiềm ẩn đôi khi có thể gây ra các cơn CTTQ bất thường. Những cơn co thắt này thường chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ. Ngoài ra, trầm cảm cũng có thể gây co thắt thực quản. Những người bị lo âu hoặc trầm cảm có nhiều nguy cơ bị CTTQ hơn bình thường.
Một số yếu tố khác như: bệnh trào ngược đường tiêu hóa (GERD); tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư, bao gồm cả phẫu thuật trên cổ hoặc bức xạ trên ngực… Các yếu tố nguy cơ: yếu tố tiền sử gia đình về tình trạng trào ngược, ăn thức ăn hoặc đồ uống rất nóng hoặc rất lạnh, thói quen uống rượu, người bị tăng huyết áp….
Trào ngược dạ dày – thực quản có nguy cơ gây co thắt thực quản.
Xác định dấu hiệu CTTQ
CTTQ là một tình trạng không phổ biến, xuất hiện chủ yếu ở người lớn trên 60 tuổi. CTTQ thường gây đau ở cổ họng và ngực. Một người bị CTTQ có thể bị đau dữ dội hoặc đau thắt ngực. Có hai loại đau CTTQ chính gồm:
Đau thắt ngực: Đau đớn dữ dội nhưng không gây trào ngược, đó là khi axit dạ dày hoặc các chất khác bị đẩy trở lại vào thực quản.
Co thắt thực quản: Ít đau đớn hơn nhưng có thể gây trào ngược. Một người bị CTTQ có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng như: một cơn đau dữ dội hoặc cảm giác căng thẳng trong ngực, có thể bị nhầm lẫn với đau tim, cảm giác như có thứ gì đó bị kẹt trong cổ họng hoặc ngực, khó nuốt, ợ nóng….
CTTQ có thể được chẩn đoán bằng chụp chiếu, nội soi. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống mỏng chuyên dụng để đo các cơn co thắt trong thực quản.
Điều trị chứng CTTQ
Tùy vào nguyên nhân của CTTQ có thể giảm các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc, biện pháp tự nhiên và thay đổi chế độ ăn uống. Đơn giản nhất là xác định và tránh các loại thực phẩm gây kích thích co thắt như rượu vang đỏ, thực phẩm cay, thức ăn rất nóng hoặc lạnh… cho tới thay đổi lối sống và trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân phải dùng tới thuốc hoặc trải qua phẫu thuật. Nếu đó là do tình trạng béo phì, thì việc giảm cân, tránh quần áo chật, ăn quá no, ăn tối muộn và tránh hút thuốc…
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ bạc hà tự nhiên có thể giúp giảm CTTQ. Một vài giọt tinh dầu bạc hà hoà trong nước uống trước bữa ăn có thể mang lại hiệu quả trong ngăn ngừa CTTQ ở một số người, trong khi đó tinh dầu xả xị và cam thảo có thể giúp thư giãn các cơ, kể cả những cơ trong thực quản.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể điều trị bằng thuốc. Một số thuốc giúp giảm căng thẳng và thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn cho bệnh nhân đau do CTTQ bởi trầm cảm, lo lắng. Thuốc ức chế bơm proton hoặc thuốc chẹn H2 có thể dùng cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Sự kết hợp giữa các loại thuốc, liệu pháp giảm căng thẳng có thể giúp một người trầm cảm giảm bớt trạng thái lo lắng cơ bản.
Phẫu thuật
Phẫu thuật CTTQ có thể được sử dụng như biện pháp cuối cùng nếu các biện pháp khác không có hiệu quả. Có hai phương pháp giải phẫu cơ bản cho người bị mắc CTTQ bao gồm: Myotomy, trong đó bác sĩ phẫu thuật cắt các cơ ở đầu dưới của thực quản để làm suy yếu các cơn co thắt. Thứ hai là phẫu thuật nội soi cục bộ (POEM), bác sĩ phẫu thuật sử dụng một ống nội soi có gắn máy ảnh nhỏ xíu xuống cổ họng qua miệng bệnh nhân và rạch một đường trong thực quản để làm giảm các cơn co thắt.
Chăm sóc y tế trong những trường hợp nghiêm trọng
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, bất cứ lúc nào bệnh nhân bị đau dữ dội hoặc cảm giác như đang bị siết chặt lồng ngực, nên liên hệ với bác sĩ để đi khám ngay. Mặc dù các triệu chứng này chỉ ra đó là một cơn CTTQ, song điều quan trọng là nó dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác chẳng hạn như một cơn đau tim.
Để xác định đó là CTTQ, ngoài thăm khám của bác sĩ có thể cần thực hiện các xét nghiệm, bao gồm: nội soi thực quản, chụp Xquang, kiểm tra độ pH thực quản để xem axit dạ dày có trào ngược vào thực quản hay không…..
Cuối cùng, chứng CTTQ có thể dễ dàng được kiểm soát bằng việc theo dõi và thăm khám định kỳ khi có các dấu hiệu nhận biết điển hình.
Nguồn: suckhoedoisong.vn, Cao đẳng Dược Tp HCM