Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất trong thức ăn, biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ em như thế nào, làm thế nào để phòng tránh?
- Trẻ bị chàm sữa thì mẹ cần kiêng những thực phẩm gì?
- Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ mới ốm dậy
- Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn những điểm cần lưu ý khi ăn hải sản
Các biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ và cách phòng tránh
Các bác sĩ tư vấn cho biết, hiện tượng dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn, thuật ngữ chuyên môn gọi các chất này là “dị nguyên”. Những dị nguyên phổ biến như: sữa bò, sữa đậu nành, hạt lạc, trứng, đậu tương, cá, tôm, cua…
Theo Tin tức Y học, tỉ lệ dị ứng thức ăn xuất hiện ở người lớn khoảng 2-4%, và ở trẻ em là 6 – 8%.
Những nguyên nhân gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần chính gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein trong thực phẩm. Đây là những protein không dễ bị phân huỷ bởi các men phân cắt protein như protease và không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ.Các phân tử protein này kết hợp với các IgE trong dịch tiết, trong máu rồi chúng lại tiếp tục được gắn với các dưỡng bào, là những tế bào có rất nhiều điểm tiếp nhận với IgE.
Sự kết hợp mạnh mẽ và đồng loạt này đã làm vỡ một số lượng lớn những tế bào dưỡng bào, giải phóng ra một nồng độ cao các chất trung gian hóa học, đặc biệt là các histamin. Những chất trung gian này sẽ gây ra những biến đổi cơ thể, là cơ sở của bệnh dị ứng: giãn mạch khiến sung huyết, phù nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban, co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, khó thở, kích thích khiến gây ngứa dữ dội mà gãi không thể hết.
Dị ứng thức ăn có thể là nhẹ và thoáng qua nhưng đôi khi gây một tình trạng bệnh lý trầm trọng, thậm chí tử vong.
Các biểu hiện của dị ứng thức ăn.
Hiện tượng dị ứng thức ăn có thể xuất hiện ở vài giờ sau khi ăn. Những biểu hiện thường gặp của dị ứng thức ăn là: sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Trường hợp nặng hơn có thể gây khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong…
Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém.
Mức độ nặng phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn mà trẻ đã tiêu thụ và cơ địa của trẻ.
Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với dị nguyên.
Những thực phẩm dễ gây dị ứng
Những đối tượng trẻ dễ bị dị ứng thức ăn
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn, tỷ lệ này giảm dần khi trẻ lớn lên. Những trẻ sinh ra trong gia đình có bố và mẹ bị dị ứng cần phải chú ý đề phòng dị ứng vì đây là nhóm trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao.
Cách phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ.
Để phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú.
– Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò, nên có sự tư vấn của nhân viên y tế.
– Phụ huynh không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi cho trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, mỗi tuần nên sử dụng 1 loại thức ăn mới để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.
Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.