Các bước chữa bỏng nước sôi ở trẻ em đúng cách nhất

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chữa bỏng nước sôi ở trẻ em không quá phức tạp. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, cha mẹ cần xử lý kịp thời khi trẻ bị bỏng nước sôi theo các bước hướng dẫn sau đây.

Bỏng nước sôi
Bỏng nước sôi

Bước 1: Làm mát vết thương

Khi trẻ mới bị bỏng, hãy nhanh chóng làm nguội vết thương dưới vòi nước mát để nước chảy liên tục 15 – 10 phút. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để chữa bỏng nước sôi ở trẻ em, giúp vùng da bị thương không còn đau rát, ngăn ngừa phồng rộp và nguy cơ để lại sẹo.

Lưu ý cha mẹ không được dùng nước quá lạnh, nước đá hoặc dùng đá viên để chườm sẽ gây phản tác dụng, dẫn đến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trường hợp bỏng trên vùng da rộng, cần cởi bỏ quần áo và tư trang vùng bị bỏng ra trước khi vết thương hình thành các bọng nước.

Bước 2: Giữ sạch cho vết bỏng

Trong vòng 24h sau khi bị bỏng, cần giữ sạch vết bỏng bằng cách đơn giản nhất là không động chạm gì vào vết thương. Tuyệt đối không dùng các phương pháp truyền miệng như bơ, nước mắm, kem đánh răng…để bôi lên vết thương sẽ khiến bỏng lâu lành hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Cha mẹ có thể sơ cứu sơ trẻ bị bỏng bằng cách dùng băng gạc y tế để băng vết bỏng sau khi đã làm mát vết thương để tránh tiếp xúc chà xát với không gian bên ngoài.

Cách xử lý khi xử lý vết thương
Cách xử lý khi xử lý vết thương

Bước 3: Rửa vết bỏng nước với xà phòng

Cha mẹ có thể vệ sinh vết thương cho con bằng cách rửa vết bỏng với xà phòng hoặc nước muối sinh lý, sau đó lau khô bằng khăn sạch để sát trùng vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cha mẹ lưu ý để chữa bỏng nước sôi hiệu quả, chỉ nên rửa vết bỏng với xà phòng sau 24h thôi nhé!

Bước 4: Điều trị vết bỏng

Trong trường hợp bỏng nhẹ, cha mẹ có thể điều trị bỏng nước sôi tại nhà cho trẻ bằng cách sau:

Dùng lá nha đam hoặc kem bôi có tinh chất nha đam để bôi lên vết bỏng. Nha đam có tác dụng rất tốt trong việc làm mát vết thương và tránh hiện tượng da bị khô nứt.

Bôi thuốc kháng sinh có thành phần chống nhiễm trùng (Có bán tại các nhà thuốc) để tránh vết thương bị nhiễm trùng và lâu khỏi.

Trong trường hợp bỏng nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa điều trị cụ thể để có phương pháp chữa bỏng nước sôi ở trẻ hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng của bỏng có thể xảy ra.

Bỏng nước sôi rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời
Bỏng nước sôi rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời

Bước 5: Xử lý vết phồng

Sau khi bị bỏng nước sôi từ 1 – 2 hôm, trên vùng da bị bỏng của trẻ sẽ xuất hiện những vết phồng nước. Cha mẹ  lưu ý không nên chọc vỡ các vết phồng đó mà hãy để chúng tự khỏi. Thông thường vết phồng sẽ tự khỏi sau 3 -4 ngày hoặc tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu vitamin C, D và các chất dinh dưỡng khác để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là cách chữa bỏng nước sôi ở trẻ em hiệu quả và khoa học nhất mà cha mẹ có thể áp dụng. Các tai nạn do bỏng, đặc biệt là bỏng nước sôi có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu. Do đó cha mẹ hãy lưu lại những kiến thức bổ ích để bảo vệ trẻ khỏi các nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày nhé!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới