Các nguyên nhân chính của sốt nhiễm trùng trong thai kỳ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mang thai là thời điểm thuận lợi cho một số bệnh nhiễm trùng có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh các bệnh nhiễm trùng thì phụ nữ mang thai vẫn có thể mắc các bệnh lý khác.

Các nguyên nhân chính của sốt nhiễm trùng trong thai kỳ

Các nguyên nhân chính của sốt nhiễm trùng trong thai kỳ

Những bệnh trình bày dưới đây là những bệnh nhiễm trùng hay gặp phải ở phụ nữ mang thai bị sốt.

Bệnh do Listeria

Vi khuẩn Listeria monocyto- genes là trực khuẩn Gram dương, gây nhiễm khi người bệnh tiếp xúc với động vật hoặc dùng sữa cũng như ăn thịt động vật mang mần bệnh được nấu chín. Bệnh nặng do thường bị bỏ sót bởi bệnh cảnh lâm sàng đa dạng.

Biểu hiện hay gặp nhất là hội chứng giả cúm tự hết, nhưng đôi khi có các triệu chứng tiết niệu, tiêu hóa, phổi hay màng não, hoặc có khi chỉ sốt đơn thuần. Vấn để trở nên đáng quan tâm ở chỗ là 2 – 8 tuần sau khi có các biểu hiện lâm sàng đó, người bệnh có thể sẩy thai tự nhiên hoặc đẻ non, thai chết lưu hay nhiễm trùng huyết sơ sinh.

Chuẩn đoán dựa vào phân lập vi khuẩn qua cấy máu khi sốt hoặc chẩn đoán hậu cứu qua xét nghiệm bánh rau. Chính bởi nguy cơ của bệnh do Listeria nên các trường hợp sốt chưa rõ căn nguyên trong thai kỳ cần được điều trị một cách hệ thống bằng amoxicillin 6g/ ngày trong thời gian chờ đợi kết quả cấy máu. Điều trị cáng sớm hiệu quả càng cao.

Nhiễm trùng tiết niệu

Theo đánh giá của thầy thuốc tư vấn, Nhiễm trùng tiết niệu hay gặp nhất trong thai kỳ do hệ thống đường tiết niệu bị giãn một phần do các yếu tố hormon, phần khác do cản trở cơ giớ vùng tiểu khung dẫn đến đọng nước tiểu. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có glucose niệu do hạ glucose ở thận, những yếu tố này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng tiết niệu. Thường thì nhiễm trùng đường tiết niệu không gây nhiễm trùng gì những cũng có thể dẫn đến đẻ non và thai bé. Phải làm xét nghiệm cấy nước tiểu một cách hệ thống khi phát hiện thấy có glucose niệu, đái máu dù vi thể, có protein niệu hoặc có nitrit niệu qua tổng phân tích nước tiểu làm hàng tháng. Những trường hợp có tiền sử nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần, đái tháo đường, bệnh lý thận…cần cấy nước tiểu hàng tháng. Nước tiểu nên lấy vào buổi sáng. Điều trị cần phải dựa theo kháng sinh đồ.

Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu

Viêm dạ dày- ruột

Các yếu tố tiếp xúc hay thức ăn nghi ngờ nhiễm bẩn là yếu tố gợi ý để chẩn đoán. Bệnh nhân thường có nôn và tiêu chảy, đau bụng âm ỷ rồi thỉnh thoảng đau quặn tưngg cơn. Khám bụng hoàn toàn không có cảm ứng phúc mạc và phản ứng thành bụng cũng như hoàng đảm. Khi nghi ngờ viêm dạ dày – ruột do Listeria thì nên cho dùng amoxicillin sau khi đã cấy máu.

Viêm ruột thừa cấp tính

Bệnh có thể dẫn đến thủng ruột và viêm phúc mạc. Chẩn đoán trong thai kỳ thường khó khăn, nhất là từ tháng thứ 5 trở ro do biểu hiện không điển hình, phản ứng thành bụng hố chậu phải thường không rõ. Luôn phải cân nhắc chẩn đoán phân biệt với viêm thận bể thận cấp tính bên phải. Tuy nhiên có thể phát hiện được bênh nếu để ý kỹ triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân chưa cắt ruột thừa có đau ở điểm McBurney và rồi loạn tiêu hóa. Biểu hiện của rồi loạn tiêu hóa có thể buồn nôn, nôn hay táo bón. Hiện nay siêu âm ổ bụng có thể giúp ích nhiều cho chẩn đoán bệnh.

Viêm gan virus

Trong viêm gan virus, sốt thường chỉ trong giai đoạn đầu là giai đoạn tiền hoàng đảm. Thường khi bệnh nhân xuất hiện vàng da thì hết sốt. Cần phải chẩn đoán phân biệt với các trường hợp viêm đường mật, viêm tuy cấp tính. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị hỗ trợ.

Bệnh lao phổi

Nên nghi ngờ bệnh lao ở những phụ nữ mang thai mà thể trạng suy sụp, hoặc có biểu hiện như viêm phế quản kéo dài. Việc khai thác các tiếp xúc nguy cơ cao cũng như tiền sử bệnh tật đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh. Ngoài việc xét nghiệm đờm thường quy và làm phản ứng Mantoux, khi mang thai trên 6 tháng thì có thể chụp X quang phổi để giúp thêm cho chẩn đoán. Điều trị, theo dõi cũng như diễn biến bệnh tương tự như đối với đối tượng không mang thai ngoại trừ việc thận trọng không dùng kháng sinh rifampocin trong 3 tháng đầu thai kỳ và nhớm aminoglycosid.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới