Theo đó, một số trường đặc thù, trường nghệ thuật cũng đều phải tham gia chung một phần mềm xét tuyển khi lấy kết quả kỳ thi THPT Quốc gia, như trong dự thảo thi và tuyển sinh năm 2017 mà bộ GD&ĐT đã công bố.
- Phút 89: Đại học Quốc gia Hà Nội không tổ chức kì thi đánh giá năng lực
- Đào tạo đại học 3 năm: Chỉ có sinh viên giỏi mới hoàn thành
- Chuyển nhiệm vụ công tác tuyển sinh 2017 cho Vụ Giáo dục Đại học chủ trì
Quá nhiều phần mềm sẽ bị phức tạp hóa
Thay vì khuyến khích các trường Đại học, Cao đẳng tăng cường tự chủ trong việc xét tuyển, Bộ GD&ĐT lại có đề xuất lấy kết quả thi THPT Quốc gia tham gia chung một phần mềm xét tuyển. Đây chính là điều quá khiên cưỡng, nếu đem tất cả các trường gộp hình thức tuyển sinh lại thành một, với những trường đặc thù như trường nghệ thuật, sẽ chỉ khiến phương án này trở nên rối rắm.
Bộ nên để các trường tự chủ, và tự tính toán phương án xét tuyển sao cho phù hợp nhất với chương trình của trường. Nếu như Bộ muốn đề xuất đưa phần mềm vào phương án tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng nên để các trường test phần mềm, nếu phần mềm tốt, lọc ảo cao, các trường cảm thấy phù hợp với tiêu chuẩn của trường mới đăng ký tham gia. Bên cạnh đó, những trường đã có các phần mềm tuyển sinh riêng, lại phải sử dụng thêm phần mềm chung sẽ khiến bị rối, phức tạp và cồng kềnh không thống nhất.
Một số ý kiến cho rằng, Bộ chỉ nên chỉ đạo công tác xét tuyển, còn việc xét tuyển thế nào Bộ không nên can thiệp quá sâu. Bởi khi công nhận kết quả THPT các thí sinh có quyền đăng ký tất cả các trường, ngành mà mình cảm thấy phù hợp. Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh sẽ rất phức tạp và phải tính toán hết sức chi ly đảm bảo chi phí. Chính vì thế nếu Bộ can thiệp quá sâu sẽ dẫn đến khó khăn cho nhiều trường.
Không thể gộp cả các ngành năng khiếu
Nếu như Bộ muốn bám sát chương trình tuyển sinh của các trường, nên để tự các trường Đại học và Cao đẳng đưa ra phương thức tuyển sinh sao cho phù hợp nhất, điều này sẽ khiến cả các thí sinh cũng như các trường dễ kiểm soát hơn. Sau đó, Bộ mới nên kiểm tra như vậy công tác tuyển sinh sẽ hợp lý hơn.
Đối với những ngành có nhu cầu xã hội cao thí sinh sẽ đăng ký nhiều, chỉ tiêu tuyển sinh ra được đảm bảo. Tuy nhiên, với những ngành chỉ đáp ứng được 40% chỉ tiêu, các trường vẫn phải chấp nhận duy trì ngành này, chính vì thế cần phải có một công tác tuyển sinh cho hợp lý.
Để tình trạng thí sinh đăng ký ảo không diễn ra, các trường phải có phương án tuyển sinh đúng mục đích, nếu chỉ dùng chung một phần mềm tuyển sinh sẽ khá phức tạp và cồng kềnh. Hơn nữa, tình trạng thí sinh ảo có thể tăng lên rất nhiều, đặc biệt là đối với những trường năng khiếu, trường đặc thù. Cần phải có những phương án tính toán kỹ càng hơn thay vì tất cả các trường Đại học, Cao đẳng phải dùng chung một phần mềm tuyển sinh duy nhất.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn