Bệnh quai bị do vi virus Paramyxovirus hoặc do siêu vi gây ra. Bệnh nếu không được sớm điều trị thì có thể gây ra nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà như thế nào hiệu quả cũng chính là điều mà cha mẹ cần lưu ý để giúp trẻ sớm khỏi quai bị.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị mà các bậc cha mẹ cần lưu ý?
- Nguy hiểm của bệnh quai bị mà bạn nên biết
- Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị và cách điều trị bệnh hiệu quả
Biến chứng khi trẻ bị quai bị
Nếu không điều trị quai bị sớm cho trẻ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Gây viêm não, viêm màng não cho trẻ, do vậy khi thấy trẻ có các hiện tượng sốt cao, nhức đầu, nôn, ói mửa,…thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
- Ảnh hưởng đến thần kinh sọ não: quai bị có thể gây điếc 1 bên hoặc cả 2 bên cho trẻ, ngoài ra còn có thể gây viêm thần kinh, viêm tủy,…
- Viêm tinh hoàn ở trẻ đến tuổi dậy thì: đây chính là biến chứng thường gặp nhất khi trẻ bị quai bị. Sau từ 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, trẻ có hiện tượng sốt cao, lạnh run người, mê sảng, đau bụng, tinh hoàn sưng to, rất đau có thể teo, gây vô sinh nếu cả 2 tinh hoàn cùng bị.
- Viêm buồng trứng với trẻ là nữ giới khi đến tuổi dậy thì: quai bị sẽ gây đau nặng vùng thượng vị, đau bụng một bên hoặc 2 bên gần vùng hố chậu.
- Viêm tụy tạng cấp: là biến chứng thường ít gặp nhất, hay xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ bảy sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn và trụy mạch.
- Nhồi máu phổi: Là tình trạng vùng phổi bị thiếu máu để nuôi dưỡng. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị.
- Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim , viêm tuyến lệ, viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị tại nhà
Các bác sĩ cho biết hiện nay chưa có 1 loại thuốc nào có thể điều trị cho bệnh quai bị nên ngoài việc đưa trẻ đến ngay cơ sở Y tế, phòng khám bệnh chuyên khoa để kiểm tra thì cha mẹ nên lư ý:
- Cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý: không nên cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt khi trẻ bị sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Chế độ dinh dưỡng: cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất, khi bị quai bị trẻ rất khó ăn nên cha mẹ cần lựa chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, hiều dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt cao hoặc quá đau thì có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, hạ sốt.
- Bổ sung nhiều nước cho trẻ, có thể cho trẻ uống nước ngọt.
- Không nên cho trẻ ra ngoài để có thể tránh gió, nên cho trẻ ở trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm.
- Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng cho trẻ, có thể cho trẻ xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Nhưng nếu thấy trẻ có những dấu hiệu viêm não, viêm màng não, viêm tụy… thì cần cho trẻ đi đến bệnh viện.
Phòng tránh bệnh quai bị ở trẻ như thế nào?
- Khi trẻ bị quai bị thì nên cho trẻ cách ly tối thiểu 15 ngày, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh bị quai bị.
- Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ: Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thì cha mẹ có thể lựa chọn thuốc vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella để có tác dụng gây miễn dịch, phòng tránh bệnh.
Hi vọng những cách chăm sóc trẻ bị quai bị trên đã giúp cho cha mẹ có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cũng như khi thấy trẻ có những dấu hiệu bệnh quai bị thì cần đưa trẻ đi điều trị ngay.
Hiền-Ytevietnam.edu.vn