Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu anh em không thể bỏ qua!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Rượu là một trong  những nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu ngày Tết. Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu dưới đây giúp bạn đối phó với tác hại của rượu bia với sức khỏe một cách hiệu quả nhất.

Tỷ lệ ngộ độc rượu ngày Tết tăng cao
Tỷ lệ ngộ độc rượu ngày Tết tăng cao

Nguy cơ ngộ độ rượu ngày Tết

Thời điểm Tết Nguyên đán, tình trạng cỗ bàn, chúc Tết xảy ra thường xuyên cũng là lúc các tai nạn do rượu xảy ra ở mức độ cao hơn. Tại các bệnh viện trong cả nước, tình trạng ngộ độc rượu bia ngày Tết diễn ra thường xuyên, các bệnh nhân nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm như khó thở, hạ đường huyết, suy hô hấp, suy thận, tiêu cơ vân…

Theo các bác sĩ, đa số các trường hợp ngộ độc xuất phát từ rượu tự nấu và rượu pha công nghiệp, một số do rượu ngoại và rượu tự ngâm.

Ngộ độc do rượu tự nấu có thể gây ra hiện tượng ức chế thần kinh trung ương, không làm chủ bản thân, nói nhiều…Nếu sử dụng với liều lượng nặng có thể gây ra tụt huyết áp, viêm dạ dày, loạn nhịp tim, tổn thương não, có thể dẫn đến tử vong do ngộ độc rượu.

Nhiều trường hợp tử vong vì ngộ độc rượu
Nhiều trường hợp tử vong vì ngộ độc rượu

Trong khi đó, rượu ngoại có nguy cơ tử vong rất cao. Theo ghi nhận tại Trung tâm chống độc, trong 1 tháng vừa qua đã có 10 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu công nghiệp. Không chỉ ảnh hưởng đến thị lực, thần kinh, tim mạch và huyết áp…chất cồn công nghiệp còn là nguyên nhân gây tử vong trực tiếp với nạn nhân do “chén chú, chén anh”. Dù đã được giải độc kịp thời vẫn có thể để lại biến chứng về não, mù lòa… Các biểu hiện ngộ độc rượu công nghiệp giống với say rượu bình thường do đó đa số người bệnh không phát hiện tình trạng bệnh và đến bệnh viện kịp thời.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu

Trong trường hợp người bị say rượu có các triệu chứng như rối loạn ý thức, ngộ độc rượu, người thân tuyệt đối không nên để bệnh nhân nằm một mình. Nguyên tắc cấp cứu đầu tiên với người bị ngộ độc rượu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp. Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc rượu như sau:

Hạn chế uống rượu để đề phòng ngộ độc rượu
Hạn chế uống rượu để đề phòng ngộ độc rượu
  • Để bệnh nhân nằm cao đầu và hơi nghiêng sau một bên phải. Tư thế này có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra bên ngoài để phòng nguy cơ hít vào phổi. Các bác sĩ chuyên khoa giải thích việc nằm nghiêng có vai trò giúp dạ dày uốn cong, giữ thức ăn trong dạ dày không bị kích thích nôn ra ngoài.
  • Nếu bệnh nhân tỉnh, cho người bệnh ăn cháo loãng có thức ăn tinh bột như khoai, sắn, ngô, sữa…đề phòng hạ đường huyết.
  • Nếu bệnh nhân không tỉnh, ú ớ không rõ hoặc các biểu hiện nghiêm trọng như da tím tái, thở nhanh, chân tay lạnh…người nhà cần nhanh chóng để bệnh nhân nằm nghiêng tư thế cao đầu rồi nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
  • Không cho người bệnh ngủ một mình do nhiều người hợp dễ lầm tưởng người bệnh bị hôn mê với ngủ, do đó người thân cần túc trực thường xuyên xử lý nhanh chóng các tình huống xấu xảy ra.
  • Không để người bệnh ngủ lâu. Khoảng vài giờ nên đánh thức người bệnh một lần để ăn nhẹ bằng cháo loãng để tránh hạ đường huyết, tuyệt đối không để người bệnh ngủ miên man li bì. Bổ sung nước ấm để làm loãng nồng độ rượu trong cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Có thể bổ sung thêm các loại nước uống như nước gừng, sữa nóng, nước chanh, cam vắt, nước chè xanh, cà chua, nước ép bưởi…

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu cần thực hiện nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra. Hơn hết mỗi người cần tự bảo vệ mình trước những chén rượu ngày Tết để niềm vui ngày Xuân trọn vẹn.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới