Cách điều trị cận thị ở trẻ em cha mẹ cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cận thị ở trẻ em thường xuất phát từ nguyên nhân như đọc sách nhiều, ngồi học tập sai tư thế, xem tivi hay chơi điện tử quá nhiều. Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số thông tin về cách điều trị cận thị ở trẻ em.

Cận thị ở trẻ nhỏ

Biểu hiện của cận thị ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ nhỏ, cận thị mặc dù không gây hậu quả quá nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, nhưng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tầm nhìn của trẻ cũng sẽ bị hạn chế, đôi khi gây ra những phiền phức trong học tập và vui chơi ở trẻ.

Trẻ mắc tật cận thị có những biểu hiện như: trẻ rất hay dụi mắt, trẻ bị chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, trẻ không nhìn được các vật ở xa…khi thấy con có những biểu hiện như vậy, khả năng rất lớn bé đã bị suy giảm thị lực, gặp vấn đề liên quan đến mắt.

Cận thị ở trẻ em

Cách điều trị cận thị ở trẻ em cha mẹ cần biết

Khi các bệnh phụ huynh thấy con có những biểu hiện của cận thị cần đưa trẻ tới các cơ sở để được bác sĩ tư vấn tốt nhất. Có thể trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cho con bạn đeo kính để tránh việc trẻ phải nheo mắt khi quan sát và nhìn mọi thứ xung quanh.

Các bệnh phụ huynh cũng có thể cho con mình áp dụng các bài tập có hiệu quả dành cho mắt: nhìn các đồ vật từ gần đến xa, tập nhìn góc cạnh đồ vật, tập nhìn những con số…Khi tập luyện các bài tập này, hãy hạn chế cho trẻ xem tivi hoặc chơi điện tử.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin giúp sáng mắt cho bé. Trong thực đơn hàng ngày của con, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như: rau, củ, quả có màu cam, các loại quả chứa nhiều vitamin C, các loại thịt có màu đỏ… Đây là những sản phẩm hỗ trợ phục hồi sáng mắt cho bé.

Giúp bé yêu thay đổi những thói quen: giúp bé có một tư thế ngồi học đúng chuẩn (tư thế ngồi, thoải mái, không bị gò bó; cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, ánh sáng vừa đủ…)

Giúp bé có lịch học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy để cho đôi mắt của bé nghỉ ngơi, thư giãn phục hồi tầm nhìn bằng cách không nên ép con học quá nhiều, không cho con xem tivi hay chơi điện tử nhiều. Cha mẹ nên lập một thời gian biểu cụ thể, phù hợp với độ tuổi của bé, giúp bé không những hạn chế tăng độ cận mà còn đảm bảo sức khỏe cho con.

Nên đi khám định kỳ mắt cho con để có biện pháp khắc phục kịp thời. Các chuyên gia khuyên cha mẹ có con bị cận thị cứ 6 tháng đi kiểm tra mắt, kiểm tra lại kính cũ một lần, xem kính hiện tại đã phù hợp chưa? Việc đi khám sẽ giúp bạn nắm rõ vấn đề về mắt của con bạn cũng như có những điều chỉnh phù hợp. Cha mẹ hãy bảo vệ “cửa sổ” tâm hồn của bé yêu bằng cách trang bị những hiểu biết cụ thể về những vấn đề liên quan đến mắt của con trẻ.

Nhung-  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới