Trẻ bướng bỉnh luôn khiến cha mẹ đau đầu, dưới đây là một số giải pháp giúp cha mẹ “đối phó” khi trẻ không nghe lời.
- Cảnh báo hàng nghìn trẻ em nhập viện vì sử dụng bông tay vệ sinh tai
- Những điều mẹ cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
- Tăng đột biến số trẻ em mắc bệnh ho gà
Lắng nghe để hiểu con
Bạn cần hiểu rõ tâm lý của con trẻ, khi hiểu tâm lý trẻ bạn sẽ có cách để khích lệ, định hướng trẻ làm theo mong muốn của bạn, cách nuôi dạy trẻ ngoan bằng sự gắn kết của mẹ và bé đang được rất nhiều người áp dụng, mẹ và bé cần gắn kết với nhau nhiều hơn, bởi thực tế để hiểu tâm lý trẻ không phải là điều dễ dàng, dành nhiều thời gian để quan sát, tâm sự, lắng nghe suy nghĩ của con là cách tốt nhất để kết nối cha mẹ với con cái.
Khen phạt con đúng cách
Tâm lý con trẻ thường rất thích được khen, không thích bị chê trách hay mắng…Bố mẹ khen, khuyến khích động viên khi trẻ tiến bộ sẽ giúp trẻ phát huy được những điểm tốt của mình, tuy nhiên trong những trường hợp bé làm sai, cha mẹ cũng không nên im lặng, cha mẹ cần khuyên nhủ nhẹ nhàng để bé hiểu được lỗi sai, tự giác và sửa chữa lần sau.
Lập giới hạn cho bé
Theo các chuyên gia tư vấn, để “đối phó” khi trẻ không nghe lời, về lâu dài cha mẹ cần thiết lập những quy tắc cho con nhưng cũng tránh sự áp đặt. Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ, trẻ nên làm những gì, khi làm những việc cha mẹ nói, trẻ sẽ có lợi ích gì. Giới hạn vẫn có nghĩa là hướng bé đến sự phát triển nhân cách, cá tính riêng chứ không phải làm cho bé cảm thấy sợ hãi. Khi đặt ra những giới hạn, bạn có thể thỏa thuận làm sao để khiến bé không có cảm giác gò bó hay bị ép buộc, bạn cần kiên trì nói chuyện với trẻ nhỏ, để bé có thể bước đầu ý thức được suy nghĩ của bạn là mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho bé.
Giả vờ “lờ” trẻ đi
Trong những trường hợp bé quá bướng bỉnh,cách để bạn “đối phó” với trẻ là giả vờ “lờ” đi, bạn nhắc nhở trẻ nhiều lần mà trẻ vẫn không thay đổi, bạn không thấy sự tiến bộ ở con mình, đôi khi có thể khiến bạn nóng nảy và trở nên bực tức. Chiến thuật “lờ” đi được nhiều ông bố bà mẹ áp dụng và đôi khi mang lại những hiệu quả tích cực. Ở một số trẻ, những hành động quấy khóc hay không nghe lời cha mẹ đôi khi là để tạo sự chú ý của người lớn, mong được cha mẹ quan tâm nhiều hơn, khiến cho nhiều trẻ nhỏ hơi “quá đà”, trong những trường hợp như vậy, nếu trẻ thấy bạn “lờ” đi, không quan tâm tới những biểu hiện trẻ đang cố tình tạo ra, rất có thể trẻ sẽ dừng lại hành động đó. Sau khoảng thời gian này, bạn nên gần gũi với con, nói chuyện để trẻ hiểu là bố mẹ luôn yêu thương trẻ, đưa ra lời khuyên đối với trẻ. Có thể sau một vài lần trẻ sẽ hiểu được những điều bạn muốn nói và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
Yêu cầu bé nhắc lại những điều bạn vừa mới nói
Trẻ nhỏ thường dễ quên những điều bố mẹ dặn, việc bạn bảo trẻ nhắc lại những yêu cầu bạn đưa ra cho trẻ được coi như là một cách để bé khắc ghi những điều ba mẹ mong muốn trẻ làm đồng thời giúp trẻ thấy được tính chất thực sự quan trọng của vấn đề mà bạn vừa đề cập tới. Việc này sẽ giúp trẻ nhanh chóng hiểu được vấn đề và có thể cải thiện được tình hình “hư” của trẻ.
Cha mẹ có thể tham khảo những cách trên để tạo ra sự ổn định về mặt tâm lý cho trẻ, điều chỉnh những hành vi của trẻ theo hướng tích cực hơn.
Nhung- Ytevietnam.edu.vn