Cách phòng tránh những bệnh thường gặp vào mùa xuân

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khí hậu mùa xuân với nhiệt độ thấp, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để nhiều bệnh sinh sôi và phát triển, vì thế để phòng ngừa các bệnh thường gặp mùa xuân bạn gần lưu ý như sau.

Cách phòng tránh những bệnh thường gặp vào mùa xuân

Cách phòng tránh những bệnh thường gặp vào mùa xuân

Sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban là bệnh do virus rubella gây nên và thường xảy ra ở trẻ em, bệnh thường phát triển vào mùa đông xuân, dễ lây lan và chủ yếu lây qua đường hô hấp.

Biểu hiện ban đầu như sốt nhẹ kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau họng, sổ mũi, sưng và đau khớp, đôi khi có đau mắt nhẹ. Sau đó, nổi hạch ở sau tai và gáy, xuất hiện các đốm ban màu hồng nổi sần trên da.

Trẻ em bị sốt phát ban có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não.

Bệnh đường hô hấp

Thời tiết lạnh, độ ẩm cao vào mùa xuân rất thích hợp cho các vi sinh vật phát triển khiến các bệnh đường hô hấp phát sinh. Bên cạnh đó, sự thay đổi thời tiết khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút dễ mắc bệnh.

Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một trong những bệnh hô hấp thường gặp vào mùa xuân là viêm mũi dị ứng. Bệnh nhân phát bệnh có biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi rất khó chịu. Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng, bạn nên cố gắng tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi thường xuyên, tránh ăn các thực phẩm đã từng gây dị ứng.

Viêm kết mạc.

Bệnh viêm kết mạc thường xuất hiện vào mùa xuân và thường gặp ở tuổi thành niên. Các triệu chứng của bệnh như: đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, sợ ánh sáng, bệnh thường xuyên tái phát vào mùa xuân. Các bác sĩ tư vấn người bệnh khi bị tình trạng này, tránh dụi mắt, có thể nhỏ các thuốc rửa mắt, hoặc nước mắt nhân tạo.

Khi bị viêm kết mạc có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo

Khi bị viêm kết mạc có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo

Mụn trứng cá

Thời tiết mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển mạnh, cùng với đó da mặt luôn ẩm ướt sẽ là điều kiện thuận lợi để các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn phát triển gây ra mụn bọc, mụn mủ. Bên cạnh đó, nổi mề đay có thể xuất hiện ở các vùng đỏ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nóng tại các vị trí da khô.

Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên tránh ăn các món ăn cay nóng, nên ăn bổ sung thêm rau, hoa quả; rửa mặt trước khi đi ngủ và ngay khi đi ra đường về. Không được tự nặn mụn trứng cá, sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc tư vấn.

Viêm nhiễm bộ phận sinh dục

Thời tiết ẩm ướt mùa xuân khiến quần áo lâu khô dễ bị ẩm mốc, tạo điều kiện cho các loại nấm mốc, vi sinh vật phát triển. Chính vì thế nếu phụ nữ mặc quần áo ẩm mốc dễ mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục như: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây ngứa ngáy, khó chịu. Để phòng ngừa bệnh các bệnh này, cần phơi khô quần áo để tránh nấm phát triển. Dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín hàng ngày.

Thủy đậu

Theo Tin tức Y học, bệnh thủy đậu còn được gọi là bệnh phỏng dạ và bệnh thường phát triển vào mùa đông – xuân. Bệnh thủy đậu dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với người bệnh và đồ dùng của họ.

Triệu chứng nhận biết bệnh thủy đậu là nổi lên các nốt tròn nhỏ, tiến triển trong vòng từ 12-24 giờ thành mụn nước, bọng nước và mọc rải rác toàn thân. Sau đó, các nốt này khô đi trở thành vảy rồi khỏi sau 5 đến 7 ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 2-10 tuổi hay gặp nhất.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm phòng thủy đậu và tránh tiếp xúc với người bị bệnh.

Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới