Bệnh nổi mề đay thường có những triệu chứng như ngứa, nổi phát ban, các nốt sẩn xuất hiện khắp trên bề mặt da, toàn thân. Đặc biệt đối với những trường hợp dị ứng ở nhiệt độ lạnh, bệnh có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng dẫn đến những biểu hiện như sốc, ngất thậm chí tử vong.
- Món ăn bài thuốc chữa bệnh nổi mề đay hiệu quả tại nhà
- Thuốc Tây y điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ hiệu quả
- Bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ nên ăn những loại thực phẩm dinh dưỡng nào?
Triệu chứng của bệnh mề đay khi trời lạnh
Ngứa là một trong những triệu chứng bệnh nổi mề đay. Một số trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa toàn thân kèm theo sưng phù, các vết sẩn nhiều hình dạng xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, kích thước và hình dáng các vết sẩn thường khác nhau.
Những triệu chứng bệnh nổi mề đay lạnh thường nặng hơn khi thời tiết giảm nhiệt độ. Đa số các phản ứng nổi mề đay xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh, thường từ 4 độ đến 10 độ C. Một số người cũng thường bị nổi mề đay ở điều kiện thời tiết ấm hơn, khí hậu lạnh ẩm và gió cũng làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
Một số trường hợp người bệnh bị dị ứng lạnh khi bộ phận cơ thể tiếp xúc với vật lạnh như sưng môi khi ăn đồ lạnh, sưng tay khi cầm nắm vật lạnh, ảnh hưởng tại vùng da tiếp xúc với vật lạnh. Khi bị sưng, người bệnh có thể bị sưng tại lưỡi và họng do phù nề khiến bệnh nhân bất tỉnh, nhịp tim nhanh, sưng tay chân, đau bụng, phù não và khó thở cấp tính dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để phòng tránh bệnh nổi mề đay việc đầu tiên cần phải giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Bệnh nổi mề đay do lạnh rất nguy hiểm đến tính mạng nên mọi người cần hết sức chú ý. Muốn biết mình có bị triệu chứng của bệnh nổi mề đay hay không, bạn dùng một viên đá áp vào da trong khoảng từ 4 đến 5 phút và quan sát những hiện tượng vùng da khoảng 10 phút. Nếu thấy những biểu hiện của bệnh nổi mề đay thì bạn là người có cơ địa dị ứng với thời tiết đặc biệt là thời tiết lạnh.
Để phòng tránh được những triệu chứng của bệnh nổi mề đay, việc đầu tiên người bệnh cần phải giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh. Bệnh không phân biệt giới tính, độ tuổi vì vậy bất kỳ ai cũng đều cần phải có những biện pháp chủ động đề phòng.
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố gây nên những triệu chứng của bệnh nổi mề đay, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Cần mặc ấm và tránh để lạnh xảy ra đột ngột đặc biệt trong mùa đông giá rét, không nên nằm ngủ trong phòng có gió lùa hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ngoài ra người bệnh nên lưu ý vệ sinh cá nhân sau khi ngủ và thức dậy để phòng tránh sưng phù. Khi bị nổi mề đay người bệnh tuyệt đối không nên gãi, nếu xuất hiện những triệu chứng của bệnh nổi mề đay thì cần phải nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn