Cứ mỗi khi mùa đông sang, thì việc có những trường hợp tử vong do bị ngạt khí than củi lại xảy ra. Nhiều các bác sĩ chuyên khoa đã cảnh báo rằng, sưởi than là cái chết đã báo trước. Vì vậy, bạn hãy hiểu rõ các biện pháp phòng tránh khi bị ngạt than cũng như việc cấp cứu kịp thời, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc da bé vào mùa đông
- Sử dụng quạt sưởi ấm cho trẻ vào mùa đông đúng cách như thế nào?
- Những điều bắt buộc mẹ phải biết khi chăm sóc trẻ vào mùa đông
Ngộ độc do bị ngạt khí than có thể diễn ra rất nhanh
Theo nhiều nghiên cứu thì việc bị ngạt khí than củi hay xảy ra vào mùa đông vì trời mưa và rất lạnh. Thường thì khi sưởi than, nhà nhà thường đóng kín cửa để sưởi ấm, và than củi sẽ cháy trong điều kiện thiếu không khí nên sẽ sinh ra khí cực động carbon monoxide, một loại ,khí rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người, nhất là trẻ nhỏ.
Khí CO thường không màu, không mùi và khuếch tán rất nhanh, và khi trẻ bị ngộ độc nặng thì người cứ lịm dần đi, nên rất khó nhận biết. Thường thì bạn cho bé sử dụng than trong phòng kín càng tăng thì tình trạng ngộ độc càng cao. Quá trình ngộ độc than sưởi ấm trong ngày lạnh cũng rất nhanh, nếu mẹ và bé bắt đầu cảm nhận được bất thường thì cũng là lúc tình trạng tay chân đã bất động, người lịm đi, hôn mê và cũng tử vong nhanh chóng.
Những nạn nhân khi bị ngạt khí CO thì tình trạng cấp cứu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, vì hai cơ quan sử dụng nhiều khí oxy nhất để tổn thương nghiêm trọng, và để lại những di chứng về thần kinh hoặc tâm thần không hề nhẹ.
Và nếu là trẻ nhỏ thì còn có thể gây ra rất nhiều những bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu người nhà không có biện pháp cấp cứu kịp thời.
Cấp cứu cho người bị ngạt khí than như thế nào?
Khi trẻ nhỏ hoặc người thân bị ngạt khí than mà bạn chưa thể xác định được nguyên nhân là gì thì hãy nhanh chóng đưa người đó ra khỏi vùng có khí độc, đồng thời, mở hết các cửa để không khí tràn vào, bạn cũng nên đưa bệnh nhân ra khỏi nơi có khí độc CO và đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời để các bác sĩ chuyên khoa có thể điều trị và hạn chế thấp nhất những di chứng của bệnh.
Bạn nên hà hơi, thổi ngạt, và gọi thêm nhiều người hỗ trợ để đề phòng khí độc đã ảnh hưởng quá nặng, khiến quá trình này ngắt quãng và người bệnh bị bất tỉnh.
Song, những biện pháp cấp cứu này chỉ mang tính tạm thời và bổ cứu khẩn cấp, nhưng những di chứng để lại cho những người bị ngộp do sưởi than ấm trong mùa đông vẫn rất lớn. Bởi vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh khi sưởi ấm bằng than trước khi bị bệnh.
Nếu bạn buộc phải sưởi ấm than thì nên mở hé cửa, để tránh bị ngạt. Nếu bạn thấy hơi choáng hoặc người thân có những biểu hiện bị khó thở, buồn nôn thì bạn nên mở cửa ngay.
Nhà có trẻ em thì tuyệt đối bạn không được để than sưởi ấm qua đêm hoặc dưới gầm giường để tránh cho trẻ bị bỏng.
Trên đây là những biện pháp phòng tránh và cấp cứu kịp thời khi bị ngạt khái than trong mùa đông, để đảm bảo sức khoẻ của bạn.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn