Bệnh hen phế quản là một căn bệnh mãn tính phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới.
- Bệnh hen suyễn và những điều cần phải biết
- 6 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải bệnh hen suyễn
- Điểm tên những thực phẩm “vàng” người bị hen suyễn nên ăn
Cách tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân Hen Phế Quản
Bệnh hen phế quản là gì, cách phòng chống ra sao, đây là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang bị hen phế quản hoặc có người thân bị mắc bệnh này. Để tìm hiểu rõ hơn về cách tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân hen phế quản, chúng ta hãy cùng trò chuyện với bác sĩ tư vấn, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Bệnh hen phế quản là gì?
Theo Bác sĩ Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của phế quản kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến co thắt đường thở, phù nề, thở rít, khó thở, ho tái diễn, tăng tiết đờm và hạn chế cung cấp luồng khí oxy vào cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản nhưng hay gặp là do dị ứng và nhiễm khuẩn.
Có những cách nào để giúp tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân hen phế quản?
Theo cô Lê Thị Hạnh giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết dẫn lưu tư thế, vỗ rung là phương pháp thường dùng để giúp tăng cường lưu thông đường thở vì đờm dịch sẽ được giải phóng ra khỏi phổi nhờ chủ động tác động một lực cơ học và các kỹ thuật trị liệu hô hấp. Tuần tự các bước được tiến hành như sau:
- Làm ẩm niêm mạc hô hấp và làm mềm các chất dịch ứ đọng: Khí dung cho bệnh nhân bằng thuốc hoặc nước muối sinh lý 9%o, đồng thời nhắc người bệnh uống thêm nhiều nước ấm.
- Dẫn lưu tư thế, vỗ, rung:
Dẫn lưu tư thế: là tư thế thích hợp mà người điều trị đặt ra cho người bệnh, tư thế này giúp người bệnh có thể ho, khạc tống đẩy đờm, dịch ra ngoài một cách thuận tiện nhất. Bác sỹ, điều dưỡng cần nắm vững giải phẫu hệ hô hấp và đặc điểm tổn thương của từng người bệnh, nhất là trên phim Xquang để áp dụng hiệu quả tư thế dẫn lưu.
Ví dụ: Tổn thương nằm ở thùy dưới phổi trái, tư thế dẫn lưu sẽ là tư thế nghiêng trái, đầu thấp.
Vỗ: Người thực hiện đứng bên cạnh người bệnh, dùng tay phải chụm lại tạo nên một đệm không khí giữa tay và thành ngực. Khi vỗ cần chú ý:
- Vỗ đúng cách, nhịp nhàng tạo một lực cơ học vừa phải để làm bong đờm dịch
- Khi vỗ thì lớp không khí sẽ bị kẹt giữa bàn tay khum và lồng ngực tạo nên âm thanh bồm bộp, chứ không phải âm thanh bèn bẹt, giống như khi vỗ tay.
- Vỗ đúng cách không hề gây đau.
- Tác động lực thích hợp tùy thể trạng của người bệnh.
- Thời điểm vỗ trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn.
- Mỗi lần vỗ lồng ngực từ 3 đến 5 phút, có thể vỗ nhiều lần trong ngày.
- Tháo bỏ nhẫn, trang sức đeo tay để tránh vướng và gây đau cho bệnh nhân.
- Chú ý không vỗ vào xương bả vai, xương ức, vùng dạ dày.
Bệnh nhân hen phế quản
Rung: Hai tay người thực hiện đặt chồng lên nhau trên thành ngực tương ứng với tổn thương ở phổi, cẳng tay và khuỷu tay của người thực hiện luôn luôn thẳng. Đồng thời hướng dẫn người bệnh hít vào một hơi và khi người bệnh thở ra thì ấn đẩy, rung vào thành ngực tạo rung cơ học khiến đờm dịch vừa được bong di chuyển về phía phế quản lớn và từ đó bằng ho hữu hiệu sẽ đẩy hắt ra ngoài. Sau khi dẫn lưu tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực thì hướng dẫn bệnh nhân cách ho hiệu quả để tống đờm ra ngoài.
Hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả: Để bệnh nhân ở tư thế ngồi và hơi cúi về phía trước. Đầu gối và hông gấp lại để cơ bụng mềm và ít căng cơ bụng. Hướng dẫn người bệnh hít vào chậm qua mũi, thở ra qua môi mím.
Ho 2 lần trong mỗi thì thở ra.
Nếu quý độc giả có bất kỳ điều gì thắc mắc thì hãy để lại câu hỏi để được các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải đáp.
Nguyễn Thảo – Ytevietnam.edu.vn.