Mang thai là quá trình mà mẹ bầu mẫn cảm nhất, đồng thời cũng là lúc hệ miễn dịch suy yếu nên rất hay mắc các bệnh do vi khuẩn gây nên như cảm cúm. Song dùng thuốc không còn là lựa chọn lúc này. Vậy mẹ bầu phải cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
- 8 dấu hiệu bất thường trong thai kỳ mà các mẹ bầu không nên bỏ qua
- Mẹ bầu nên cẩn trọng với triệu chứng đau đầu trong thai kỳ
- Chảy máu khi mang thai, mẹ bầu nên lưu ý
Tại sao cảm cúm trong thai kỳ nguy hiểm
Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, mẹ thường bị nôn nghén, quá trình ăn uống thất thường, bổ sung vitamin vào cơ thể lúc này cũng thế, vì vậy, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu và trở thành đối tượng dễ bị tấn công nhất của các vi khuẩn lây bệnh, trong đó có vi khuẩn lây bệnh cảm cúm.
Bị cảm cúm chỉ gây nên những triệu chứng bệnh lý như hắt hơi, sổ mũi với người thường nhưng với mẹ bầu thì nó có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là những loại virus còn có thể gây dị tật ở bé, nhất là ở những giai đoạn mới hình thành trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Với những tình trạng cảm cúm trong thai kỳ ở mẹ bầu do nhiễm virus Rubella thì bé có thể bị hội chứng rubella bẩm sinh lên đến 90%, và có thể gây dị tật cho bé ở tỷ lệ rất cao. Ở những trường hợp này, nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ thì Bác sĩ thường khuyên mẹ nên bỏ thai.
Còn nếu với những tình trạng cảm cúm theo mùa kèm theo triệu chứng sốt cao thì rất có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu hoặc sinh non. Bởi vậy, mẹ bầu nên khám thai thường kỳ 2 lần/tuần để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi và những bất thường có thể xảy ra.
Virus gây bệnh cảm cúm trong thai kỳ còn có thể khiến phụ nữ có thai bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, bệnh down hay hở hàm ếch. . .nếu không được mẹ bầu lưu ý điều trị.
Bỏi vậy, nếu bị cảm cúm bạn nên tìm ngay những phương pháp điều trị hiệu quả, chứ không thể dùng thuốc bừa bãi gây nên những hệ quả không kiểm soát được.
Phòng và điều trị bệnh cảm cúm đơn giản
Hàng ngày mẹ bầu nên cẩn trọng với sức khỏe của mình để tránh mắc bệnh cảm cúm.
Bạn nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hạn chế tình trạng viêm họng, hay ho.
Khi đi ngủ mẹ bầu nên kê cao gối khi nằm, để có một giấc ngủ ngon cho cả mẹ và bé khi bị cảm cúm.
Mẹ bầu cũng có thể sử dụng tinh dầu và hơi nước để thư giãn và mát-xa giúp mẹ bầu hô hấp tốt hơn khi bị cảm cúm.
Mẹ bầu cũng nên uống đồ nóng thay vì những đồ lạnh và bổ sung vitamin bằng những thực phẩm dinh dưỡng, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Khi bị cảm cúm trong thai kỳ mẹ bầu nên có sự hướng dẫn của Bác sĩ để điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả tránh gây nên những dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.