Cần lắm một ngành Y nhân văn, có tình người

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mặt trái của truyền thông vô hình chung đẩy khoảng cách giữa Bác sĩ và bệnh nhân xa nhau bởi cách “giật tít” câu view tiêu cực trên các phương tiện báo chí.

Muốn hiểu Bác sĩ hãy đến phòng hồi sức cấp cứu

Để hiểu được nỗi lòng người thầy thuốc đừng chỉ đọc những dòng gây sốc trên các phương tiện truyền thông , đừng chỉ nhìn nhận vấn đề một chiều rồi lên tiếng chỉ trích phán xét cả ngành Y. Muốn biết một ngày của Bác sĩ ra sao hãy đến phòng hồi sức cấp cứu, phòng mổ của bất cứ bệnh viện nào để thấy người bệnh được cứu chữa ra sao.

Cần lắm một ngành Y nhân văn, có tình người

Hãy tính hàng trăm sinh mạng của con người được thăm khám, chẩn đoán điều trị, hồi phục bệnh để trở lại với cộng đồng ra sao. Mỗi ngày Bác sĩ làm việc với hàng trăm lượt bệnh nhân chứ không chỉ cứu chữa cho 1,2 người bệnh. Muốn hiểu Bác sĩ hãy đến bệnh viện buổi đêm để thấu cảnh “thức đêm mới biết đêm dài” của cán bộ nhân viên Y tế suốt năm này qua tháng nọ… có ai hiểu rằng khi mình đang nằm trong chăn ấm nệm êm bác sĩ vẫn phải làm việc thâu đêm suốt sáng không ngơi nghỉ. Không ai hiểu điều đó! Nguyên nhân do đâu?

Chi phí Y tế cho ngành Y ở Việt Nam quá thấp

So với các nước phát triển chi phí đầu tư cho lĩnh vực Y tế ở Việt Nam vô cùng thấp chỉ từ hàng chục đến hàng trăm lần. Bác sĩ Ngọc Anh đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chi phí đầu tư cho Y tế thấp dẫn đến một loạt các hậu quả như: không đủ bệnh viện, cơ sở vật chất, không có đủ trang thiết bị, máy móc, thuốc men chữa bệnh. Không thu hút được nhân tài cũng như thiếu sự đào tạo chuyên môn sâu.. dẫn đến tình trạng hệ thống quản lí vận hành Y tế thấp. Trong khi người dân trình độ yếu, ý thức bảo vệ sức khỏe chưa tốt, tự ý sử dụng thuốc, không tuân thủ các nguyên tắc chữa bệnh khiến cả ngành Y vận hành ì ạch, nặng nề không phát triển được.

Giảng viên Thanh Hà phụ trách giảng dạy Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Hiện nay chất lượng đào tạo Y tế chưa tốt bởi kinh phí đào tạo thấp, thiếu thầy giỏi, thiếu nhiều phương tiện thực hành.. . khiến chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Y còn bị hạn chế. Không những vậy thu nhập nhân viên Y  tế thấp, cường độ, khối lượng công việc cao, chất lượng dịch vụ thấp, còn nhiều những sai sót biến chứng trong y khoa nhiều… Bác sĩ làm việc trong nỗi lo âu thấp thỏm sợ hãi không biết bao giờ mình bị gọi hầu tòa.

Tất cả những vấn đề Y tế đều có những nguyên nhân chủ quan, khách quan thể hiện bối cảnh khó khăn, ngổn ngang của ngành Y còn nhiều phức tạp. Nhân viên Y tế là “nạn nhân” chịu nhiều ảnh hưởng hơn những người đóng vai trò tạo ra những vấn đề này. Ngành Y dẫu có khó khăn vẫn còn đó nhiều  lắm những người Bác sĩ có tâm có tầm ngày đêm cố gắng nỗ lực mang lại những điều tốt đẹp cho con người cho xã hội mà chẳng màng đến lợi ích cá nhân mình.

Truyền thông cần nhìn nhận lại khi đưa tin về ngành Y

Điều dưỡng viên Minh Giang bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang theo học Chuyển đổi Cao đẳng Dược cho biết quan điểm cá nhân: Những tiêu cực trong ngành nghề nào cũng có, riêng ngành Y mỗi khi có sai sót lại được “giật tít” trên báo chí nhiều lần, “ kết tội” cho cán bộ nhân viên Y tế mỗi khi có lỗi xảy ra trong khi đó ngay cả nền Y tế hiện đại trên thế giới cũng không tránh khỏi. Năng lực Bác sĩ, Y học tiên tiến cũng không thể đảo ngược quá trình sinh-lão-bệnh-tử. Liệu những bài báo “giật tít” gây ồn ào dư luận xã hội có giúp phần cải thiện, nâng cấp một hệ thống Y tế còn nhiều bất cập, ngổn ngang không hay càng khoét sâu thêm khoảng cách giữa Bác sĩ và người dân lớn hơn.

Khi bệnh nhân không còn niềm tin vào Bác sĩ, người thầy thuốc còn đâu tâm trí động lực để tập trung nghiên cứu học tập khi luôn hoang mang lo sợ không biết khi nào bị gọi tên, bị hành hung đánh đập? Những hiện trạng trên chỉ khiến dư luận, xã hội hoang mang mất niềm tin tưởng lẫn nhau vậy ai là người có lợi? Chúng ta cần chung tay xây dựng một ngành Y có tình người, có tính nhân văn chứ không phải cố gắng bới móc lẫn nhau khiến cho ngành Y thêm rối ren hơn.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới