“Cạn lời” với cách hạ sốt sai bét gây nguy hiểm cho trẻ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi trẻ bị sốt, có rất nhiều cách làm giảm nhiệt độ ở trẻ, tuy nhiên nếu không “nắm lòng” những cách hạ sốt đúng nhất, sẽ gây ra phản tác dụng ở trẻ, sẽ khiến trẻ càng lâu khỏi mà bệnh có thể diễn biến trầm trọng hơn. Chúng tôi đã nhờ dược sĩ tư vấn, chỉ ra các lỗi sai mà các mẹ hay mắc, đồng chỉ ra những cách hạ sốt đúng nhất giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Nhiều phụ huynh không biết cách hạ sốt nào tốt nhất cho trẻ
Nhiều phụ huynh không biết cách hạ sốt nào tốt nhất cho trẻ

Đo nhiệt độ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, nhiều người đã nghĩ ngay tới việc đo thân nhiệt cho con, thế nhưng không phải ai cũng biết đo nhiệt độ đúng cách, bởi nếu làm sai ở khâu này, sẽ không xác định được mức độ bệnh nặng hay nhẹ cho trẻ, từ đó dẫn tới cách điều trị sai.

Để đo nhiệt độ đúng cách, với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần đặt ở hậu môn, nếu bé không hợp tác với cha mẹ hãy chuyển sang đo ở nách. Tuy nhiên khi đo ở nách sẽ chênh lệch nhiệt độ từ 1 – 2 độ, do đó nên cộng thêm cho con khoảng 2 độ C với nhiệt độ đo được trên nhiệt kế.

Thân nhiệt trên 37 độ chưa hẳn là sốt

Khi bé vừa ngủ dậy hoặc lúc bé chơi đùa thường có thân nhiệt cao hơn mức bình thường, do đó các mẹ cần phân biệt được khi nào trẻ bị sốt. Ở nhiệt độ 37,1 – 38,4 độ C là những trường hợp sốt nhẹ, những trường hợp này là an toàn và chỉ mang tính kích thích hệ miễn dịch, trẻ sẽ tự khỏi sau khi nghỉ ngơi không cần phải uống thuốc. Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C đây là lúc trẻ sốt do mắc bệnh, lúc này cần có sự hỗ trợ hạ sốt từ các loại thuốc khác nhau.

Lạm dụng thuốc hạ sốt

Với những trẻ nhỏ không chịu uống thuốc cha mẹ thường đặt thuốc ở hậu môn, tuy nhiên việc làm này chưa phải là cách hạ sốt hiệu quả nhất. Nếu quá lạm dụng thuốc hạ sốt đặt ở hậu môn sẽ khiến thuốc ngấm vào đường máu rồi qua gan, nhiều trường hợp có thể dẫn tới ngộ độc, gây nguy hiểm cho trẻ. Các mẹ cũng cần phải quan tâm tới những triệu chứng của bệnh sốt thông thường và cần phân biệt với dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sốt rét ở trẻ em.

Hạ sốt sai cách có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nguy hiểm hơn
Hạ sốt sai cách có thể khiến bệnh của trẻ trở nên nguy hiểm hơn

Sử dụng miếng dán hạ sốt và chườm đá

Trẻ bị sốt, nhiều bậc phụ huynh thường sử dụng túi hoặc khăn bọc đá lại rồi chườm cho bé, đây chính là cách hạ sốt cực kỳ nguy hiểm và sai lầm mà cha mẹ cần phải thay đổi. Khi bé đang sốt, thân nhiệt của bé đang nóng nếu gặp môi trường lạnh bất ngờ có thể khiến con bị cảm lạnh, tăng mức độ nặng của bệnh. Việc làm này không giúp trẻ hạ sốt mà còn phản tác dụng khiến trẻ quấy khóc, mệt hơn.

Mặc quá nhiều áo

Các mẹ không nên mặc quá nhiều áo cho con khi bị sốt đặc biệt là khi trẻ bị sốt về đêm, thân nhiệt trẻ nóng cần phải mặc những bộ quần áo thoáng mát, hút mồ hôi, nếu ủ ấm thân nhiệt của trẻ quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng co giật. Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ bị co giật sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến não, gây ra chứng bệnh động kinh.

Khi trẻ bị sốt nên làm thế nào?

  • Sử dụng khăn ấm vắt cạn nước lau nhẹ khắp cơ thể của trẻ đặc biệt là ở bẹn, nách, trán. Lau 3 lần trong cơn sốt và chỉ khi người khô mới được lau tiếp.
  • Khi bé có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên, lúc này mẹ mới nên sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng của trẻ và được sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng cho trẻ, tránh trường hợp dùng thuốc hạ sốt quá liều.
  • Khi trẻ bị sốt kéo dài cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống bổ sung nước chứa chất điện giải, các loại nước hoa quả giúp tăng cường hàm lượng vitamin trong cơ thể. Cho trẻ ăn những món dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp…
  • Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy có thể nấu cháo bằng nước giá đỗ xanh, cần chia nhỏ các bữa ăn và nấu ăn theo đúng khẩu vị mà trẻ thích để kích thích việc thèm ăn của trẻ. Nếu trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú liên tục và lâu hơn để giúp trẻ không bị mất nước.

Khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân hoặc sốt kéo dài không hạ nhiệt độ cao tới 40 độ C, cần phải đưa tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ sốt nhưng vẫn chơi và ăn uống bình thường, mẹ có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Cần phải hạ sốt cho trẻ đúng cách nếu không bệnh tình sẽ trở nặng thêm.

Xem thêm: thuốc Colchicin ; Terpin Codein

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới