Căn nguyên nào khiến hình ảnh nghề Y ngày càng méo mó trong mắt xã hội?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Phải chăng ngành Y còn vận hành theo ý chí chủ quan nên bác sĩ, thầy thuốc chưa tìm được sự dung hòa giữa quyền lợi, lương tâm nghề nghiệp, trong khi ngành Y đang chìm trong khủng hoảng khó khăn.

Ngày trước ngành Y không có nhiều áp lực như hiện tại

Ngày xưa những người làm nghề Y được gọi là quan

Trong xã hội xưa cũ, hình ảnh người làm nghề Y luôn nhận được sự ngưỡng mộ, yêu mến từ mọi người, vì đâu đâu cũng thấy hình ảnh của những người thầy thuốc, không quản ngại gian khổ khó khăn để cứu người, từ trận địa cho tới cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, trong xã hội xưa cũ những người được mặc áo bluse luôn có niềm hãnh diện và xét về chức vụ còn hơn cả những doanh dân, tri huyện lúc bấy giờ, và nhân dân thường hay chung những người làm nghề Y với một cái tên “quan đốc tờ”. Người làm nghề Y thời đó cũng chỉ làm bệnh viện, đi từ thiện, đi làm thì hết giờ hành chính lại về, thời đó bệnh nhân cũng  không nhiều, vì tiền ăn còn không đủ nói gì đến tiền đi bệnh viện, cũng có lẽ vì thế mà họ ý thức được sức khỏe của mình hơn, nên không có hiện tượng bệnh viện quá tải, bệnh nhân nằm hành lang để chờ.

Thấy thuốc và thầy giáo thời đấy là 2 nghề cao quý nên được trợ cấp nhiều, ngoài tiền lương còn có lương thực, hay thỉnh thoảng có đường, sữa, tem phiếu miễn phí. Bởi lẽ được ưu đãi và coi trọng hơn những ngành nghề khác trong xã hội nên cũng đã khá đủ để họ hài lòng mà dốc lòng hết sức cho nghề nghiệp. Vì thế, dù đói kém, vất vả vẫn có biết bao giáo sư, bác sĩ tài năng mẫu mực, không chỉ vang danh trong nước và cả khắp năm châu bốn bể, những cống hiến của họ đến ngày nay vẫn được áp dụng trong nền Y học điện đại, lẫn Y học Cổ truyền và họ là những tấm gương in dấu trong lòng bao thế hệ người dân.

Ngành y ngày càng nhiều áp lực và khó khăn

Còn nghề Y hiện tại thì sao?

Ngày nay khi nhiều nghề như kinh doanh, xây dựng, vận tải lên ngôi thì nghề Y cũng bình thường như bao nghề khác, có những thời điểm được coi là khủng hoảng khi sinh viên ngành Y ra trường không có việc làm, không mấy bệnh viện mặn mà với việc tuyển dụng Y Dược, nhiều nơi còn cắt giảm nhân lực, vì thế chế độ đãi ngộ của nhân viên ngành Y đã bị giảm xuống đáng kể, nhiều người không chịu được áp lực công việc đã bỏ nghề về quê làm nông, nuôi lợn, cũng là thu nhập thấp nhưng ít nhất được thoải mái đầu óc, không bị áp lực bởi những thứ không tên khi xã hội phát triển kéo theo những thứ ấy. Nhưng đó chỉ là số ít, nhiều người thì vẫn cố bám trụ với nghề vì ít ra họ cũng được ăn học đàng hoàng, đã từng là những người xuất sắc, vượt qua hàng trăm sinh viên để được vào ngôi trường danh tiếng, có lẽ chính vì đứng trước khó khăn của cuộc sống đứng trước sự bạc bẽo của ngành Y đem đến, mà họ đã xoay sở, lách luật để cố tìm ra cách để cứu sống mình, và đây cũng là lúc họ nhận ra xã hội lấy đồng tiền làm thước đo phẩm giá thì của con người, và cũng để nuôi sống vợ con, để thoát nghèo thì không thể bám lấy cái vinh quang mà xã hội đã ưu ái dành cho khi gọi nghề Y là nghề cao quý của những nghề cao quý hay Lương y như từ mẫu.

Và hiển nhiên những việc như nhận phong bì, ăn tiền trích % kê đơn thuốc, kê xét nghiệm, mở phòng khám tư với hi vong kiếm thêm chút ít, dù không nhiều nhưng cũng còn hơn chỉ dựa vào đồng lương chế độ của ngành Y hiện tại. Bị mang tiếng là “ăn nhiều” nhưng về công bằng mà nói đây vẫn là ngành có thu nhập thấp so với xã hội hiện tại, thậm chí cả từ ông trưởng khoa, cho đến giám độc bệnh viện cũng chỉ gọi là có mức thu nhập hơn mức bình thường một chút. Bởi lẽ, đã ai thấy những người giàu có tiếng mà xuất phát từ ngành Y, họ toàn là những người kinh doanh, xây dựng, công chức. Nhưng xã hội luôn nói rằng mỗi bác sĩ luôn kiếm được cả trăm triệu/ tháng, thu nhập cả vài tỉ/ năm nhưng thực tế họ cũng phải tằn tiện chắt bóp để sống, để chi tiêu cho trăm thứ, cũng giống như việc có nông dân thu nhập vài trăm triệu/1 tháng nhưng không thể đánh đồng làm nông dân giàu được, vì đó chỉ là số ít, phần hiếm. Đó là còn chưa kể đến với đặc thù của nghề người bệnh có quyền lựa chọn hoặc từ chối bác sĩ, nhưng bác sĩ lại không có quyền từ chối bệnh nhân, đó cũng là 1 lý do vì sao nạn bạo hành ngành Y xảy ra ngày càng nhiều.

Những bất công, những khó khăn ấy không ai có thể chia sẻ cùng họ, nhiều bác sĩ thì dữ trong lòng, nhiều người chọn cách viết lên chia sẻ với blog tâm sự nghề y để vơi bớt áp lực và căng thẳng vì nghề vì những bạc bẽo của nghề đem đến,  có khi cả đời cống hiến nhưng không may có chút sai sót là mang tiếng xấu cả đời, không quản ngày đêm làm việc túc trực bên bệnh nhân nhưng chỉ cần một chút lơ đãng là bị khép vào tội thiếu trách nhiệm với công việc, và còn nhiều nhiều lắm.

Có lẽ vì xã hội không chịu thấu hiểu cho những người làm nghề Y, còn người làm nghề Y thì luôn bị những bạc bẽo của nghề làm cho chán nản và đôi khi gây nên những tiêu cực trong ngành, chính vì không hiểu nhau, không chịu đặt vào vị trí của nhau để cảm thông và chia sẻ nên có lẽ đây chính là căn nguyên khiến hình ảnh nghề Y ngày càng méo mó trong mắt xã hội.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới