Một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh giang mai là khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Khi người mẹ bị nhiễm bệnh giang mai khiến thai nhi bị ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này. Chính vì vậy mẹ mang thai mà bị bệnh giang mai cần phải có khám và điều trị sớm tránh gây ảnh hưởng sang con.
- Bệnh giang mai là gì?Bệnh giang mai có chữa được không?
- Những nguyên nhân gây bệnh giang mai đối với giới trẻ
- Hình ảnh bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn
Cảnh báo bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ
Bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh không phải là do tính chất di truyền mà bệnh lây từ mẹ sang con thông qua đường sinh nở thường. Trường hợp này là do mẹ bị mắc bệnh giang mai nhưng vẫn mang thai bình thường, hoặc mẹ không may bị bệnh giang mai trong lúc mang thai. Tuy nhiên dù trường hợp nào đi chăng nữa, trẻ sơ sinh bị mắc bệnh giang mai khi sinh ra thường không phát triển bình thường và có những dị tật trên cơ thể.
Bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau và cũng diễn biến theo từng giai đoạn phát triển. Giang mai bẩm sinh ở trẻ thường xuất hiện trong hai năm đầu, có một số trường hợp giang mai bẩm sinh muộn phát hiện khi trẻ được 3 tuổi. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị giang mai bẩm sinh là trán dô, mũi tẹt hình yên ngựa hay bị lác…
Khi trẻ phát triển, giang mai bẩm sinh có những triệu chứng của bệnh giang mai phát triển qua từng giai đoạn không khác gì so với người lớn, lúc này xoắn khuẩn giang mai bắt đầu xâm nhập vào máu, phá hủy các cơ quan nội tạng và sức khỏe người bị giang mai bẩm sinh suy giảm nghiêm trọng.
Những dấu hiệu nhận biết nữ giới bị giang mai
Khi phụ nữ bị mắc bệnh giang mai tuyệt đối không nên mang bầu, hoặc nếu mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai thì cần lựa chọn phương pháp mổ đẻ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Một số dấu hiệu dưới đây giúp các mẹ nhận biết bệnh giang mai từ sớm để kịp thời điều trị một cách tốt nhất.
- Xuất hiện những tổn thương ở bộ phận sinh dục nữ , môi lớn, môi bé hay bên trong âm đạo, những tổn thương này thường có hình bầu dục hay hình tròn, chân cứng, loét nông nhưng không đau và không ngứa.
- Ở âm đạo xuất hiện mủ ở ngay tại những tổn thương này và gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể như tay chân, lưng, mặt…
- Khi bệnh ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện mủ ở ngay tại vị trí những tổn thương này và bắt đầu xuất hiện những triệu chứng rát, đau và gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan như cổ tử cung, các cơ quan nội tạng, thần kinh hay tĩnh mạch…
Bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ là bệnh lây từ mẹ sang con, chính vì vậy một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai đơn giản trên đây sẽ giúp các mẹ sớm phát hiện và điều trị, hạn chế tình trạng giang mai bẩm sinh ở trẻ. Nếu thấy bất kỳ hiện tượng khác thường đối với cơ thể, lập tức đến ngay những cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn