Cảnh báo: Biến chứng khó lường từ bệnh quai bị ở người lớn

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Quai bị là bệnh khởi phát trong mỗi đợt giao mùa, thời tiết ẩm ướt thuận lợi virus phát sinh phát triển. Bệnh quai bị ở người lớn và trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.

Bệnh quai bị ở người lớn biến chứng nặng hơn trẻ em

Thông thường người ta thường nghĩ quai bị thường xảy ra ở trẻ em. Nhưng đây là quan điểm sai lầm. Người lớn cũng dễ bị quai bị. Ghi nhận tại bệnh viện như khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cũng đã tiếp nhận một số bệnh nhân mắc bệnh quai bị trong đó có sự xuất hiện của các ca bệnh người lớn.

bệnh quai bị ở người lớn
Người lớn cũng rất dễ mắc bệnh quai bị

Tuy nhiên bệnh nhân khi mắc bệnh quai bị lại lầm tưởng, chủ quan cho rằng mình bị viêm tuyến nước bọt hoặc mọc răng khôn. Đây là một trong những lí do chủ yếu dẫn đến biến chứng nguy hiểm bệnh quai bị.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang – bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, quai bị là căn bệnh dễ lây lan, trong thời gian ủ bệnh dễ lây từ người này sang người khác.

Người lớn ít bị bệnh quai bị, nhưng khi mắc thì thường nặng và gây nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Nhất là biến chứng viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn là biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới. Biến chứng thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang thai từ 7-10 ngày hoặc xuất hiện trước. Ở thời điểm này bệnh nhân nam giới sẽ thấy tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù.

50% trường hợp bị bệnh tinh hoàn teo dần

Nếu rơi vào tình trạng sốt kéo dài từ  3-7 ngày, sau đó có khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần, giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Bệnh quai bị ở nữ giới có thể gây nên viêm buồng trứng nhưng ít vô sinh hơn so với nam giới.

bệnh quai bị ở người lớn
Quai bị ở người lớn không chữa sớm có thể gây teo tinh hoàn

Bên cạnh đó, tổn thương dây thần kinh, viêm não cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của quai bị. Có khoảng 0,5% bệnh nhân mắc biến chứng này và thấy hiện tượng thay đổi tính tình, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não gây nên điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang.

Ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai, thai nhi bị dị dạng. Trong 3 tháng cuối có thể dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu. Một số biến chứng khác cũng rất nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm thần kinh thị giác làm giảm thị lực, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Vậy khi mắc quai bị cần làm gì?

  • Phát hiện người mắc quai bị cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 tuần.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Nên đắp ấm vùng sưng để giảm đau, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.
  • Trong trường hợp bị viêm tinh hoàn thì nam giới cần mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, hạn chế vận động.
bệnh quai bị ở người lớn
Bị quai bị cần đi khám và chữa trị sớm

Ở trẻ em để phòng bệnh quai bị cho trẻ thì nên tiêm vắc xin. Theo lịch là bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.

Nếu tiêm chủng cho trẻ từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn khi đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị.

Trong trường hợp không có chống chỉ định, vắc xin cần được tiêm không quá 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân. Bên cạnh đó có thể phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa từng tiêm vắc xin trước đó.

Trên đây là một số biến chứng từ bệnh quai bị. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu bệnh quai bị thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị sớm tránh biến chứng đáng tiếc.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới