Cảnh báo: Viêm não ở trẻ gia tăng do nắng nóng kéo dài

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tình trạng nắng nóng kéo dài không chỉ gây nguy hại cho người lớn mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm não ở trẻ nhỏ. Vì thế các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý và tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Cảnh báo: Viêm não ở trẻ gia tăng do nắng nóng kéo dài

Cảnh báo: Viêm não ở trẻ gia tăng do nắng nóng kéo dài

Hiện nay, nắng nóng kéo dài đã làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý cho tất cả mọi người, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ, đây là những đối tượng có sức đề kháng kém. Các sinh viên theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình thực tập đã cập nhật tại Bệnh viện nhi Trung ương Hà Nội, từ cuối tháng 5 có hàng chục nghìn trẻ đến khám và nhập viện với nhiều triệu chứng bệnh khác nhau. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 2.500 tới 3.000 bệnh nhi đến khám. Trong đó, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận khoảng gần 100 trường hợp trẻ bị viêm não. Trong đó khoảng 40 ca viêm não Nhật Bản đã và đang được điều trị tại khoa Truyền nhiễm.

Hầu hết những ca bệnh này chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… So với mọi năm ca bệnh không tăng nhưng đáng chú ý lứa tuổi khoảng 15-16 mắc bệnh năm nay cao hơn, sau đó là trẻ từ 10-12 tuổi.

Những dấu hiệu để cha mẹ phân biệt được giữa sốt virus với sốt do viêm màng não, đó là sốt virus có triệu chứng sốt, nôn, đau đầu. Nhưng sốt do viêm màng não thường sốt rất cao, cấp tập 1-2 ngày, đau đầu nhiều, thường nôn vọt không liên quan đến bữa ăn. Ngoài ra, trẻ viêm não cũng kèm theo rối loạn ý thức từ ngủ gà, lơ mơ, li bì, thậm chí hôn mê.

Thực tế, không chỉ viêm não Nhật Bản mà còn có cả viêm não do virus herpes cũng có thể xảy ra trong mùa nắng nóng. Hiện nay, có khoảng 50-60% ca viêm não có thể xác định được căn nguyên, còn lại tới 40% không tìm ra nguyên nhân. Di chứng cao nhất hiện nay gặp là di chứng trong viêm não herpes và viêm não Nhật Bản, tỷ lệ thiệt mạng do viêm não là 5-7%.

Với viêm não herpes thì hiện nay đã có thuốc điều trị. Với viêm não Nhật Bản thì có thuốc, nhưng có vaccine phòng bệnh. Vì thế cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng và đủ thời gian. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhi vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu đều trong tình trạng nặng do bố mẹ chủ quan với các dấu hiệu của bệnh. Thời gian vàng để điều trị cũng như hạn chế di chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc viêm não Nhật Bản là 2 ngày kể từ khi nhiễm virus.

Dấu hiệu của viêm não Nhật Bản trong 1 đến 2 ngày đầu tiên trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Bác sĩ Hải khuyến cáo khi trẻ có các triệu chứng sốt, ngủ nhiều, đau đầu thì hãy nghĩ ngay đến viêm não Nhật Bản và đưa trẻ đến khám.

Phòng bệnh truyền nhiễm như ở trẻ như thế nào?

Phòng bệnh truyền nhiễm như ở trẻ như thế nào?

Theo tìm hiểu của giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, để hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm, trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ. Bởi hầu hết các ca bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn tăng do nhiều trẻ không được tiêm viêm não Nhật Bản hoặc tiêm không đủ mũi, kháng thể phòng bệnh không đủ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Bởi vì tiêm phòng viêm não Nhật Bản thì kháng thể chỉ đảm bảo được 5, 7 năm.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ được khuyến cáo tiêm phòng như sau:

  • Mũi 1: Khi trẻ 1 tuổi
  • Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần
  • Mũi 3: Một năm sau khi tiêm mũi 2

Tuy nhiên, kháng thể không bền vững nên các bậc phụ huynh sau khi tiêm mũi 3, cần tiêm nhắc lại cho trẻ sau 3-4 năm, đến khi trẻ được 15 tuổi.

Ngoài ra, để phòng bệnh các gia đình cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, muỗi đốt và mắc các căn bệnh truyền nhiễm.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới