Trầm cảm sau sinh là biểu hiện triệu chứng tâm lý bất ổn sau kì sinh nở, thường xuất hiện nhiều ở các bà mẹ vừa mới sinh cần được cảnh giác để không phải hối hận.
- Phu huynh cần làm gì khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
- Mẹ đang cho con bú bị cảm cúm nên dùng thuốc gì?
- Những vấn đề mẹ cần lưu ý khi bị cảm cúm trong quá trình đang cho con bú
Theo thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm có xu hướng tăng cao, cứ 10 phụ nữ sau khi sinh con thì có 2-3 người có khả năng mắc chứng trầm cảm. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh càng ngày càng cao nhưng lại bị phớt lờ, không được nhận biết và quan tâm kịp thời, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Ghi nhận trên phương tiên thông tin đại chúng với những tin tức y tế mới có rất nhiều vụ việc thương tâm gây ra như tự tử, giết con, giết người…vì trầm cảm. Đây là lời cảnh báo tới rất nhiều gia đình về vấn đề quan tâm sẻ chia với những người phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn vượt cạn khó khăn.
Triệu chứng đáng quan tâm của bệnh trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh xuất hiện khi người mẹ có những biểu hiện tâm lý bất ổn, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, lo âu nhiều, có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, con cái và gia đình và suy nghĩ bi quan về cuộc sống.
Loạn thần sau sinh thường diễn ra nhiều nhất ở thời điểm 3 tháng đầu, có thể giảm dần triệu chứng ở những tháng tiếp theo hoặc trở nên nghiêm trọng hơn tùy theo tình trạng bệnh. Khi mắc chứng trầm cảm sau sinh, người phụ nữa thường cảm thấy:
- Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.
- Có một số cảm giác xuất hiện ảo giác, hoang tưởng về một vấn đề nào đó, hay suy nghĩ làm quá mọi vấn đề
- Sức khỏe sụt giảm, ăn không ngon, chán ăn, sụt cân.
- Luôn bực bội, cáu gắt khi chăm sóc con, sao nhãng trong việc chăm sóc con.
- Vẻ mặt thường xuyên buồn bã, cảm thấy trống rỗng, yếu ớt, không có ai để quan tâm chia sẻ, không còn sức lực.
- Không có hứng thú quan hệ tình dục, không có nhu cầu giao tiếp, khả năng diễn đạt khi nói và viết kém.
- Dần có dấu hiệu muốn tự tử, muốn bỏ đi, muốn bỏ con…lo sợ bị hại nên luôm tìm cách trả thù, đối phó.
- Một số bà mẹ có những dấu hiệu hoang tưởng, lo sợ con bị ma quỷ nhập… dẫn đến tình trạng tổn thương đứa con một cách vô thức. Họ cho rằng việc họ làm vậy có thể bảo vệ đứa con tốt hơn, hoặc do một ảo giác nào đó thúc đẩy.
Những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, những nguyên nhân chính tác động gây ra chứng trầm cảm ở người mẹ thường do:
Sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể phụ nữ sau khi sinh
Theo nghiên cứu y tế cho thấy, giai đoạn sau sinh, trong cơ thể có khả năng thay đổi lượng lớn hormone trong máu, sự thay đổi này làm giảm nồng độ estrogen, progesterone cũng như sự thay đổi lượng hormone tuyến giáp thyroid. Hormone sụt giảm gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra những mệt mỏi cho người mẹ và tăng khả năng mắc trầm cảm.
Những nguyên nhân tác động về mặt tâm lý – tình cảm
Có rất nhiều nguyên nhân gây tác động tâm lý mạnh mẽ đến người mẹ sau khi sinh con, đặc biệt là môi trường sống, không khí trong gia đình, là những yếu tố khiến phụ nữ sau sinh thường xuyên có những cảm xúc tiêu cực và trầm cảm:
- Sức khỏe sụt giảm nhiều, cơ thể mệt mỏi sau sinh và phải chăm sóc con nhỏ, lo sợ chăm con không tốt.
- Cơ thể trở nên xấu xí, khiến người mẹ mặc cảm, tự tu với chính mình, gặp cú sốc tâm lý sau chuyện buồn cá nhân.
- Hôn nhân gia đình không hạnh phúc, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia định, mẹ chồng nàng dâu v.v…
- Không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ người thân, đặc biệt từ người chồng của mình dẫn đến sự chán nản, suy nghĩ của phụ nữ sau sinh… và còn rất nhiều nguyên nhân khác như có tiền sử bệnh lý về thần kinh…
Sự quan tâm của người chồng và gia đình là rất cần thiết với phụ nữ sau sinh
Cách phòng ngừa và điều trị chứng trầm cảm sau sinh
Người chồng và gia đình cần hết sức lưu ý quan tâm tới mọi biến đổi tâm lý của người mẹ giai đoạn sau sinh để kịp thời giúp đỡ, cải thiện và hỗ trợ ngăn chặn khả năng xuất hiện trầm cảm ở người mẹ. Giai đoạn này, người phụ nữ thường rất nhạy cảm, mệt mỏi, dễ bị tác động, không nên đối xử với người bệnh một cách tiêu cực, e dè, ngăn cách người mẹ và bé. Cần trực tiếp san sẻ công việc, giúp đỡ người phụ nữ chăm sóc con, khuyến khích người mẹ cải thiện tâm trạng, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực.
Do trong giai đoạn đầu sau sinh người mẹ vẫn còn đang cho con bú, việc sử dụng thuốc là không nên và không được khuyến khích. Song nếu người mẹ có dấu hiệu trầm cảm nặng, người chồng và gia đình cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và uống thuốc kê đơn theo hướng dẫn, đồng thời hạn chế cho con bú sữa mẹ. Kết hợp với những hỗ trợ về mặt công việc nhà, chăm con, hỗ trợ cả mặt tâm lý để giúp người mẹ hồi phục hiệu quả hơn.
Trầm cảm sau sinh hiện nay không còn là bệnh lý về tâm thần hiếm gặp, thực tế cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng cao, đòi hỏi cộng đồng có nhận thức rõ ràng về bệnh cũng như quan tâm kịp thời để hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, tránh khỏi những câu chuyện đáng tiếc có thể xảy ra cho chính gia đình bạn và xã hội.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn