Thời kỳ cho con bú đối với mỗi người mẹ đều là khoảng thời gian nhạy cảm, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vậy khi mẹ đang cho con bú mà bị cúm thì nên dùng thuốc gì?
- Điểm danh những món cháo giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh từng tháng
- Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?
- Những điểm bà bầu cần lưu ý khi sử dụng nước dừa
Mẹ đang cho con bú bị cảm cúm nên dùng thuốc gì?
Theo đó, các giảng viên dạy Cao đẳng Dược Hà Nội cũng đã khuyên bà mẹ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Những lưu ý cần thực hiện nếu mẹ đang cho con bú bị cảm cúm.
Lắng nghe chia sẻ của bác sỹ Bùi Thị Huỳnh giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về những lưu ý cần thực hiện nếu mẹ đang cho con bú bị cảm cúm. Điều đầu tiên mà người mẹ cần lưu ý lúc này là chủ động cách ly con bằng cách để bé cho người thân khác trong gia đình không nhiễm bệnh chăm sóc và chỉ tiếp xúc với bé khi bé cần bú mẹ.
Trước khi cho con bú, để tránh lây cúm cho bé, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà bông và dùng khăn xô thấm nước ấm lau thật sạch bầu vú để đảm bảo rằng virus không thể lây truyền được. đồng thời, trong thời gian bị cúm mẹ nên hạn chế các cử chỉ thân mật với con khi cho con bú như vuốt bé, đùa nghịch hay thơm bé. Khi con ngủ, hãy để bé ngủ phòng riêng với người thân khác trong gia đình. Ngoài việc cách ly với con, người mẹ cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình bởi họ có thể là trung gian truyền bệnh. Thời gian cách ly với bé là khoảng 2 tuần sau khi mẹ đã có những biểu hiện thuyên giảm các triệu chứng bệnh cảm cúm. Khi đó mẹ có thể quay về hoạt động chăm sóc con bình thường. Mẹ bị cảm khi đang cho con bú nên dùng thuốc gì?
Một số bài thuốc y học cổ truyền dành cho mẹ bị cảm khi cho con bú
Dược sĩ Nguyễn Thị Thương giảng viên Cao đăng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ một số thuốc có thể dùng cho đối tượng cho con bú bị cảm cúm. Việc dùng thuốc, cho dù là bất kỳ loại thuốc nào đều nên hạn chế trong thời gian cho con bú. Những trường hợp nhẹ, người mẹ chỉ hơi nhức đầu và sổ mũi thì không cần dùng thuốc, mà có thể giải cảm bằng 1 trong các cách sau: Súc miệng nước muối, ngày 3 – 4 lần; Xông hơi giải cảm: Dùng sả, tía tô, lá chanh, lá bưởi, húng chanh… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi dùng để xông hơi toàn thân; Uống nước mật ong chanh: Pha 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm. Uống 1 ngày 3 ly; Ăn cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô; hoặc uống nước lá húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh rồi giã dập, hòa chung với 10ml nước sôi, lọc lấy nước uống. 1 ngày 2 lần.
Mẹ cũng cần chú ý nếu không dùng thuốc từ 3 – 4 ngày mà các triệu chứng cảm không bớt đi, ngược lại người mẹ còn hắt hơi, ho, khạc đờm liên tục, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì cần được dùng thuốc hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám.
Một số loại thuốc có thể dùng cho đối tượng cho con bú, đó là Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Bromhexine và guaifenesin, Amoxicillin, Kẽm gluconat, Chlorpheniramine và hydroxyzine. Chúng có thể trị được cảm cúm thông thường mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và đặc biệt không ảnh hưởng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ vẫn có thể duy trì việc cho em bé bú.
Một lưu ý cần nhớ đó là các dòng thuốc trị cảm cúm thường có tác dụng phụ, vì vậy người mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn ngủ, đôi khi là sữa tiết ra ít đi. Sự bất thường ở trong giới hạn chịu đựng không có gì đáng lo lắng, nhưng nếu nó làm mẹ khó chịu hơn, hãy đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn.
Nguồn theo Ytevietnam.edu.vn