Nguyên nhân và phương pháp điều trị viêm amidan mạn tính

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm amidan mạn tính là một bệnh lý hô hấp kéo dài, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm giảm khả năng sinh hoạt, gây mệt mỏi, …và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng

Viêm amidan mạn tính là một bệnh lý hô hấp kéo dài
Viêm amidan mạn tính là một bệnh lý hô hấp kéo dài

Bài viết dưới đây, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị viêm amidan mạn tính.

Viêm amidan mạn tính là gì và nguy hiểm như thế nào?

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở amidan vùng hầu họng. Viêm amidan mạn tính xảy ra khi amidan bị nhiễm trùng kéo dài, có thể kéo dài trên 2 tuần và bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm. Viêm amidan mạn tính có thể được chia thành hai loại chính:

  • Viêm amidan hốc mủ: Amidan bị sưng, viêm và có mủ trắng đục như bã đậu.
  • Viêm amidan xơ teo: Amidan bị viêm lâu dài dẫn đến hiện tượng xơ hóa và teo nhỏ.

Dù phần lớn trường hợp viêm amidan mạn tính có thể được kiểm soát triệu chứng, nhưng bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Áp xe quanh amidan: Xuất hiện ổ mủ xung quanh amidan, dễ gặp ở thanh thiếu niên, người tiểu đường, người hút thuốc lá hoặc người có hệ miễn dịch yếu.
  • Bệnh Lemierre: Một dạng nhiễm trùng vùng hầu họng hiếm gặp.
  • Sốt thấp khớp và bệnh tim thấp khớp: Biến chứng này có thể xuất hiện do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A và ảnh hưởng đến các khớp và cơ quan khác.
  • Múa giật Sydenham: Gây bất thường trong giọng nói và dáng đi, có thể kèm theo ban đỏ trên da.
  • Viêm cầu thận: Là biến chứng với các triệu chứng như tăng huyết áp, cặn trong nước tiểu, giảm protein huyết.

Viêm amidan mạn tính là bệnh lý lâu dài và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan mạn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan mạn tính là do suy giảm hệ miễn dịch. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn (nhất là Streptococcal) hoặc virus (như Herpes simplex, Epstein-Barr) xâm nhập và gây viêm. Viêm amidan mạn tính thường xảy ra khi viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để, hoặc viêm kéo dài quá 2 tuần

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm amidan mạn tính bao gồm:

  • Uống rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên.
  • Các bệnh lý liên quan như viêm xoang, viêm VA, hoặc các bệnh truyền nhiễm (ho gà, sởi, viêm phế quản, viêm phổi…).
  • Yếu tố môi trường như thay đổi thời tiết, ô nhiễm không khí, hay tiếp xúc với chất độc hại.
  • Vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn uống đồ lạnh hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài trên 2 tuần và có xu hướng tái phát. Một số triệu chứng phổ biến là:

  • Miệng có mùi hôi.
  • Cảm giác nuốt vướng.
  • Sốt, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.
  • Ho kéo dài, đờm có màu xanh, vàng hoặc lẫn máu.
  • Khàn giọng hoặc mất giọng.
  • Ngủ ngáy.
  • Xuất hiện sỏi amidan, là hiện tượng nước bọt và thức ăn tích tụ trong kẽ amidan hình thành sỏi nhỏ.
  • Bệnh viêm amidan mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc khác trong vùng mũi họng và amidan lưỡi.

Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng viêm amidan mạn tính sẽ giúp chúng ta phòng ngừa hiệu quả và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Phương pháp điều trị viêm amidan mạn tính

Bác sĩ tư vấn để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần theo dõi triệu chứng và có thể yêu cầu một số xét nghiệm như xét nghiệm kháng nguyên, cấy dịch họng, xét nghiệm bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, chụp CT cổ, hoặc nội soi mũi họng.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm amidan mạn tính bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong các trường hợp có nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ như tăng kháng khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Phẫu thuật cắt amidan: Được chỉ định khi các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc. Phẫu thuật cắt amidan thường được khuyến nghị trong các trường hợp sau:
  • Người mắc chứng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
  • Các trường hợp không đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt, thở, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan mạn tính. Chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới