Cao đẳng Điều Dưỡng hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cao đẳng Điều Dưỡng hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến

Cao đẳng Điều Dưỡng hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến

Bài tập phục hồi chân ở vị thế đứng

Bài tập 1: Chuyển đổi trọng lượng lần lượt sang hai chân

Bài tập này cũng khá đơn giản, bệnh nhân tai biến mạch máu não đứng tựa hông bên cạnh mép bàn hoặc vịn tay lên mặt bàn, đặt hai bàn chân ngang nhau, đặt cách nhau 15-20 cm. Đây là kiến thức cơ bản dành cho các điều dưỡng viên tại Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Đối với những người bị tai biến ở chân cần phải tập luyện hàng ngày, người hướng dẫn tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại và chuyển trọng lượng sang chân bên cạnh sau đó từ từ duỗi chân liệt ra và thực hiện lại như ban đầu.

Bài tập 2: Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt

Các điều dưỡng viên hoặc người hướng dẫn tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó ở bên cạnh, đặt hai chân cách nhau khoảng 15 đến 20 cm, chân lành đặt ở trước và chân liệt đặt ở sau. Bệnh nhân chuyển toàn bộ trọng lượng ra trước và dồn trọng lượng sang bàn chân lành, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng bên chân bại liệt, thực hiện đều đặn hàng ngày.

Bài tập 3: Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân

Theo chuyên mục thầy thuốc tư vấn thì đối với bài tập 3 này toàn bộ trọng lực sẽ dồn lần lượt lên hai chân, chính vì vậy người hướng dẫn tập hay điều dưỡng cần phải hỗ trợ người bệnh tránh trường hợp người bệnh bị quá sức. Các điều dưỡng viên hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng với hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo hai chân, trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân, ban đầu trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân sau đó dần dần dồn trọng lượng lên chân trái dạng chân bên phải ra, tiếp tục với chân bên cạnh. Người hướng dẫn tập luôn cần phải đứng về phía chân bại liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết.

Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân

Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân

Bài tập 4: Tập đứng thăng bằng

Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).

Bệnh đột quỵ não là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, nếu không thì cũng sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm đối với cơ thể. Chính vì vậy việc phong ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. Khi bệnh nhân có tiền sử đột quỵ, các bác sĩ chuyên khoa cũng như các điều dưỡng viên cần phải có những kiến thức chuyên môn để tư vấn cho bệnh nhân trong việc phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.

Theo bạn Hoàng Thu Dung – sinh viên hệ Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng việc nhận biết những dấu hiệu sớm đối với bệnh nhân bị bệnh đột quỵ là vô cùng quan trọng. Việc nhận biết này không những giúp cho bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ tử vong mà còn tránh được những biến chứng suốt đời, trở thành gánh nặng cho xã hội và gia đình.

Nếu bạn là một người luôn lo lắng cho sức khoẻ đối với những người thân trong gia đình cũng như sức khoẻ bản thân thì việc bạn lựa chọn ngành học Điều dưỡng là con đường hoàn toàn đúng đắn.

Xét tuyển Cao đẳng điều dưỡng năm 2017

Xét tuyển Cao đẳng điều dưỡng năm 2017

Địa chỉ nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại liên hệ: 0926.895.895 – 0466.895.895.

Nguồn: Y tế Việt Nam

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới