Cây đương quy thuốc quý trị táo bón và bệnh phụ khoa

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong Y học cổ truyền, đương quy là một loại cây chữa được chứng táo bón và một số bệnh phụ khoa. Ở nước ta, việc trồng cây đương quy đã được thí nghiệm tại một số phạm vi của tỉnh Lào Cai nhưng chưa thực sự phổ biến. Mới đây cây đương quy đã được thử trồng ở quanh vùng ngoại thành Hà Nội, nhưng chất lượng vẫn chưa đạt được yêu cầu.

Cây đương quy có công dụng chữa nhiều bệnh
Cây đương quy có công dụng chữa nhiều bệnh

Cây đương quy

Đặc điểm của cây đương quy: Là một loại cây nhỏ, cao khoảng 40 – 80cm, thường sống lâu năm, thân cây có màu tím rãnh dọc. Lá đương quy mọc so le nhau cuống dài 12cm, 3 đôi lá chét phía dưới cuống phát triển dài khoảng 1/2  cuống, ôm lấy thân của hoa. Quả bế có rìa ngoài màu tím nhạt, thường ra hoa vào tháng 8 trong năm.

Tác dụng của cây đương quy làm cho ruột trơn hơn, thường dùng để chữa táo bón, làm giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, giảm sung huyết ở xương chậu. Trong Đông Y đương quy có vị cay, ngọt, tính ôn. Ở vào 3 kinh tâm, can tỳ có nhiều tác dụng hoạt huyết, nhuận táo, bổ huyết, điều huyết thông kinh, hoạt trường. Cây đương quy còn có thể chữa một số bệnh phụ khoa khác và làm thuốc bổ rất tốt trong điều trị bệnh.

Tuy nhiên cây đương quy công dụng chủ yếu thường dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Dùng uống trước kỳ kinh 7 ngày, uống từ 6 – 15g dưới dạng thuốc sắc và chia làm 2 lần/ngày. Cây đương quy còn có thể dùng để ngâm rượu làm thuốc ngày 3 lần, mỗi lần 10ml trong vòng 7 – 14 ngày, thuốc có tác dụng bổ huyết chữa bệnh thiếu máu, đau nhức chân tay, lạnh.

Cây đương quy chủ yếu được dùng chữa đau bụng kinh
Cây đương quy chủ yếu được dùng chữa đau bụng kinh

Một số bài thuốc Đông Y từ cây đương quy

  • Bài thuốc tứ vật thang chữa bệnh thiếu máu, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, cơ thể suy nhược, máu hôi chảy nhiều sau đẻ. Cách dùng: đương quy, thục địa (hay sinh địa), mỗi vị 12g, xuyên khung 6g, bạch thược 8g, nước 600ml, sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần/ngày.
  • Đối với phụ nữ sau khi sinh nhiều bệnh thường dùng bài tứ vật thang kèm thêm hắc đậu (đậu đen), hắc can khương, ngưu tất, trạch lan, ích mẫu, bồ hoàng.
  • Bài đương quy kiện trung thang dùng chữa bệnh phụ nữ sau khi đẻ thiếu máu, thuốc bổ huyết. Cách dùng: Đương quy 7g, sinh khương, quế chi, thược dược 10g, đại táo mỗi vị 6g, nước 600 ml, đường phèn 50g, sắc còn 200 ml, chia 3/ngày.
  • Chữa chảy máu cam không ngừng: Dùng đương quy sao khô nghiền nhỏ,mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 4g, sử dụng nước cháo để chiêu thuốc.
  • Dưỡng não hoàn-vìên dưỡng não: Dùng chữa mất ngủ, ngủ hay mê, nhức đầu. Cách dùng: Đương quy 100g, xương bồ 40g, viễn chí 40g, ngũ vị 60g, táo nhân 60g, đởm tinh 40g, khởi tử 80g, 10ng cốt 40g, ích trí nhân 60g, thiên trúc hoàng 40g,  nhục thung dung 80g, hổ phách 40g, chu sa 40g, bá tử nhân 60g, hồ đào nhục 80g. Tán tất cả thành bột thêm mật ong, sau đó viên thành viên mỗi viên nang chừng 4g. Sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên. Uống trong vòng 15 ngày.

Cây thuốc đương quy có rất nhiều tác dụng bổ ích, tại Việt Nam ta đang thí điểm trồng cây đương quy trên nhiều địa hình khác nhau, bởi loại cây này rất có tác dụng trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho con người.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới