Con gái mới 5 tuổi nhưng đã có dấu hiệu ngực to, con trai đã biết ngượng vì “cậu nhỏ” lớn bất thường. Đó là những điều mà cha mẹ cần biết để được điều trị.
- Điểm danh những món cháo giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân nhanh từng tháng
- Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?
- Những điểm bà bầu cần lưu ý khi sử dụng nước dừa
Cha mẹ cần biết gì về tiêm hormone kìm hãm chứng dậy thì sớm ở trẻ?
Nếu như xưa kia, trẻ gái bước vào độ tuổi dậy thì là 9 – 12 tuổi, trẻ trai từ 10 – 13 tuổi thì ngày nay, độ tuổi trẻ em Việt Nam bước vào dậy thì sớm hơn rất nhiều. Có những đứa trẻ dậy thì từ tuổi lên ba, lên năm.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ
Trẻ bị dậy thì sớm sẽ có dấu hiệu phát triển giới tính trước 8 tuổi ở trẻ gái và 9 tuổi ở trẻ trai với các dấu hiệu điển hình như ngực to lên, mọc lông mu, tăng kích thước vùng kín…
Dậy thì sớm gây ra tình trạng xương phát triển sớm và đóng sớm khiến trẻ lùn ở độ tuổi trưởng thành. Trẻ sẽ có ít hơn 3 năm phát triển chiều cao so với các bạn. Thường trẻ gái thấp hơn 12cm và trẻ trai thấp hơn các bạn tới 20cm khi trưởng thành. Bên cạnh đó, sự tăng khả năng tình dục ở bé trai dẫn đến trạng thái khủng hoảng cảm xúc đối với một số trẻ. Trẻ gái có nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Các loại dậy thì sớm ở trẻ phổ biến nhất
- Dậy thì sớm thật – thể trung ương:
Nguyên nhân là do có sự kích hoạt của trục dưới đồi-tuyến yên – tuyến sinh dục, gây ra hiện tượng tăng tiết hormone hướng sinh dục từ tuyến yên. Tuyến yên được ví như “nhạc trưởng” báo hiệu hoạt động của tuyến sinh dục.
Trẻ gái: 80% thường không rõ lý do.
Trẻ trai: 70% thường là khối u, tổn thương thần kinh.
- Dậy thì sớm giả – thể ngoại biên:
Hormone sinh dục tiết ra nhiều nhưng chưa có hoạt động của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
Dậy thì sớm giả đối với nam, thể tích tinh hoàn không tăng.
Dậy thì sớm giả đối với nữ không có kinh nguyệt.
Theo đánh giá của thầy thuốc tư vấn, nguyên nhân của tình trạng này là do u buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh lí về tuyến thượng thận như tăng sản thượng thận bẩm sinh, một số bệnh lí di tuyền đặc biệt, dùng nhầm thuốc.Cha mẹ thường có tâm trạng lo lắng, rối bời khi thấy con dậy thì sớm.
Các loại dậy thì sớm ở trẻ phổ biến nhất
Điều trị dậy thì sớm bằng cách nào?
Cha mẹ cần quan tâm sát sao sự phát triển của các con. Thay vì lo lắng hay thỏa hiệp khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ nội tiết nhi để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.
Bé nên được thăm khám với chuyên gia về Nội tiết Nhi, được thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục trong máu, xét nghiệm đánh giá tuổi xương, chụp MRI não hoặc một số xét nghiệm chuyên sâu hơn, nhằm xác định đúng nguyên nhân gây ra dậy thì sớm và kịp thời điều trị.
Hiện nay, biện pháp tiêm hormone đồng vận GnRH kìm hãm dậy thì đã được chứng minh là an toàn, không gây vô sinh, có tác dụng giúp chậm/dừng phát triển tuyến vú, giảm phát triển lông mu, dừng lại kinh nguyệt, dương vật bớt tăng kích cỡ để trẻ phát triển theo đúng độ tuổi.
Hormone GnRH có hai loại, loại 4 tuần hoặc 12 tuần tiêm một lần.
Hormone GnRH sẽ giúp chậm/dừng phát triển dậy thì sớm và đạt chiều cao cuối lúc trưởng thành theo di truyền của bố mẹ. Về tâm sinh lí, trẻ sẽ bớt lo lắng về sự phát triển của cơ thể, tập trung học hành và giảm nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Lâu dài, GnRH làm giảm tốc độ đóng xương, cải thiện chiều cao cho trẻ sau này.
Kết quả cải thiện chiều cao phụ thuộc rất lớn vào thời điểm và tuổi của trẻ đến điều trị. “Thời điểm vàng” trong điều trị dậy thì sớm là khi trẻ dưới 6 tuổi. Tác dụng điều trị của hormone GnRH là tích cực. Tuy nhiên, phụ huynh đừng mù quáng đến mức nghe theo lời truyền miệng, tự ý cho con đi tiêm hormone. Tiêm bằng mọi cách là việc làm liều lĩnh.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, khuyến khích trẻ vận động để tránh béo phì, thừa cân để tránh bị dậy thì sớm.
Nguồn ytevietnam.edu.vn