Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sao cho đúng cách?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tôi đang có con 15 tuổi, cháu được chuẩn đoán bị sốt xuất huyết và có thể theo dõi tại nhà, làm sao để chăm sóc hợp lý và giúp cháu nhanh bình phục, nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi!

Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sao cho đúng cách?

Chăm sóc người bị sốt xuất huyết sao cho đúng cách?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin tư vấn bạn như sau:

Hiện tại sốt xuất huyết đang là một bệnh khá phổ biến và thường gặp ở mọi độ tuổi và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không có cách chăm sóc hợp lý và hướng điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho bệnh nhân. Vậy cần làm gì để chăm sóc người bệnh bị sốt xuất huyết:

Bệnh nhân sốt cao trên 38ºC

Một biểu hiện dễ thấy khi bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đó là triệu chứng sốt kéo dài đầu tiên là sốt cao liên tục trong 3 ngày đầu sau đó có chiều hướng giảm dần khi bệnh nhân dần khỏi. Tuy nhiên, khi bệnh nhân sốt quá cao vượt quá 38ºC cần có biện pháp để hạ sốt, hoặc không sẽ có những ảnh hưởng đáng kể với bệnh nhân.

Trước tiên cho người bệnh nằm chỗ thoáng mát, chườm mát cho bệnh nhân và không nên cho bệnh nhân mặc đồ quá chật ảnh hưởng đến việc hạ sốt.

Tiếp đến bạn cần sử dụng thuốc hạ sốt theo lời khuyên của bác sĩ loại thuốc nên sử dụng là Paracetamol, không được dùng thuốc hạ nhiệt analgin, aspirin và nó có thể gây tác dụng phụ như: hiện tượng xuất huyết,…

Sau khi áp dụng các biện pháp để giảm sốt, cứ 4-6 giờ bạn lại tiến hành cặp nhiệt độ một lần để theo dõi, nếu bệnh nhân vẫn có dấu hiệu sốt cao thì lại tiếp tục cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt, tuy nhiên không uống quá 4 lần/ ngày vì uống nhiều sẽ gây độc cho gan, nhất là khi cơ thể còn đang rất yếu.

Cho người bệnh uống đủ nước

Theo bác sĩ tư vấn, khi bệnh nhân sốt có thể toát mồ hôi và nôn người bệnh sẽ mất nước chủ yếu qua các đường là mồ hôi, thở và nôn nhiều do đó khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu nước và chất điện giải. Do đó bạn cần bù nước cho người bệnh, nhiều người có thắc mắc dùng nước lọc có bù được nước không? Câu trả lời là “Không”. Bởi chỉ trong có dung dịch như: oresol, hydrid…. Không chỉ có chức năng bù nước mà quan trọng là trong đó có thể bù các chất điện giải, do đó không thể dùng nước lọc để thay thể, tuy nhiên người bệnh cũng cần được uống nước thường xuyên.  Do đó, khi chăm sóc người bệnh bị sốt xuất huyết, chúng ta nên khuyến khích người bệnh uống nhiều nước có chất điện giải như oresol, ngoài ra bạn nên ăn trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc nước cháo loãng với muối để bù nước nhanh hơn.

Cách sử dụng oresol đúng cách: Để sử dụng oresol đúng cách bạn nên đọc kỹ hướng dẫn khi pha thuốc cho người bệnh uống. Đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân vẫn bị nôn thì khi uống, bạn cần cho uống lượng nhỏ và uống thành nhiều lần. Nếu uống không đúng cách sẽ làm cho cơ thể càng mất nước nặng hơn.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống nhiều nước cam

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên uống nhiều nước cam

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần ăn như thế nào?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong giai đoạn bị bệnh, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, chọn những thức ăn mà bệnh nhân thích sẽ giúp ăn ngon miệng hơn, tuy nhiên chỉ cho bệnh nhân ăn những thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa nhỏ ví dụ như: Cháo, súp,….

Bạn nên bổ sung thêm nhiều vitamin C cho người bệnh vì vitamin sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên các virus, vi khuẩn, tăng hệ miễn dịch, thành mạch bền tốt hơn, giúp giảm tình trạng xuất huyết. Các loại trái cây giàu Vitamin như: Dâu tây, ổi, đu đủ,…

Chế độ nghỉ ngơi

Khi sốt, cơ thể bệnh nhân rất mệt mỏi, vì thế người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn và hạn chế việc đi lại. Tốt nhất nên tạo điều kiện cho cơ thể người bệnh được nghỉ ngơi hoàn toàn cho đến khi  người bệnh hết sốt 1, 2 ngày.

Tuy nhiên đối với những trường hợp có bệnh nhân có cơ địa đặc biệt, như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người cao tuổi…. Cần theo dõi chặt chẽ, và nên đến các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Hồng Mơ – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới