Chạnh lòng vì ứng xử của xã hội với bạo hành ngành Y

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Từ chuyện khách hàng bạo hành tiếp viên hàng không và cách ứng xử của xã hội khiến những cán bộ nhân viên Y tế không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến mình.

Vị khách hàng kia đã phải nhận bản án cho mình đó là bị phạt 15 triệu đồng và cấm bay trong vòng 6 tháng vì đã có những hành động sai trái. Ngẫm đến những y Bác sĩ, Điều dưỡng viên mới thấy đau đớn chạnh lòng, đau đớn. Làm gì có ai đứng lên bảo vệ cán bộ nhân viên Y tế khi bị bạo hành. Đó cũng là cách ứng xử của xã hội, chế tài xử lý bạo lực đối ngành Y và các ngành nghề đang có sự mất cân bằng ngay cả trên văn bản pháp lý và dư luận xã hội.

Chạnh lòng vì ứng xử của xã hội với bạo hành ngành Y

Ngành Y là một dịch vụ đặc biệt

Hầu hết các nhân viên Y tế bị  bạo hành cả tinh thần lẫn thể xác rất nhiều mà báo chí vẫn đưa tin trên các trang mạng. Trong khi chờ đợi lực lượng bảo vệ thì các Bác sĩ phải tự cứu lấy thân mình trước, thậm chí chẳng thể nào phản kháng được. Ngành Y vốn cao quý, vinh quang nhưng đằng sau đó bao nỗi tủi nhục nhọc nhằn đắng cay không ai thấu.

Bác sĩ Ngọc Hà công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược nêu quan điểm: Với ngành Hàng không đó là một dịch vụ thương mại sao cho khách hàng thoải mái nhất nhưng chỉ đơn thuần là mang lại sự hài lòng thoải mái cho khách hành trong quá trình đi lại. Hiện nay Y tế là một dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người đòi hỏi người Bác sĩ phải cố gắng nỗ lực để cứu người. Nếu như các ngành nghề khác được pháp luật bảo hộ, được trao quyền tự vệ nhưng với ngành Y thì không. Cán bộ nhân viên Y tế dù có bị đánh, chửi mắng cũng không được cãi hay tự vệ cho bản thân mình, cách duy nhất có thể làm là tìm đường chạy. Bởi vì nếu chống trả lại những người bạo hạnh nhân viên y tế sẽ trái với đạo đức lương tâm nghề nghiệp, lúc đó câu chuyện sẽ được dư luận xã hội bóp méo đến thế nào nữa. Trên thực tế chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về bạo hành Y tế, các y Bác sĩ phải chịu trận.

Trong ngành Y không được phép từ chối bệnh nhân

Mỗi ngành nghề có một cách hành xử khác nhau, nếu như ở các dịch vụ khác người ta có quyền từ chối phục vụ khách hàng khi cảm thấy không an toàn. Trong ngành Y, Bác sĩ không có quyền từ chối bệnh nhân dù đó là dân anh chị xã hội đen cũng không được phép từ chối.

Nữ điều dưỡng viên Thanh Hà công tác tại bệnh viện Nội tiết Trung ương đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học cuối tuần chia sẻ: Mỗi ngành nghề đều có đạo đức riêng nhưng đối với ngành Y đạo đức bị đẩy lên cao nhất vì trực tiếp liên quan đến tính mạng con người. Bởi vậy dư luận xã hội nhìn nhận Bác sĩ với con mắt khắt khe hơn đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên cái nhìn của xã hội đối với ngành Y còn nặng về tính suy diễn, chạy theo tư duy ám thị,quy chụp đám đông. Mỗi khi có biến cố xảy ra chẳng cần biết nguyên nhân do đâu và cán bộ nhân viên y tế phải chịu trách nhiệm đầu tiên.

Chỉ cần có một sự cố nhỏ xảy ra  Bác sĩ sẽ đứng trước nguy cơ bị bạo lực về thể xác, tinh thần rất lớn. Còn ở các nước khác khi có sự cố y khoa sẽ được hội đồng khoa học kiểm tra, đưa ra kết luận cuối cùng rồi báo chí mới đưa tin. Trong khi ở nước ta báo chí lúc nào cũng đưa tin đầu tiên trong khi chưa có kết luận xác định nguyên nhân xác đáng khiến dư luận hoang mang phẫn nỗ còn Bác sĩ bị chà đạp về danh dự nhân phẩm, buộc tội một cách gay gắt.

Giảng viên Mạnh Tuấn công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pastuer chia sẻ: Ứng xử với cán bộ nhân viên y tế cũng là một phạm trù đạo đức xã hội, cần phải được hình thành phát triển trong một thời gian dài cần được rèn giũa từ nhỏ. Vấn đề này ở nước ta chưa làm được trong khi ở nước ngoài con trẻ luôn được giáo dục các tôn trọng người bảo vệ sức khỏe cho mình. Không chỉ vậy lĩnh vực giáo dục sức khỏe cũng còn nhiều bất cập, dường như con người chỉ tập trung kiếm tiền mà không chú trọng sức khỏe bản thân để rồi khi ốm, đến bệnh viện thăm khám, chữa trị Bác sĩ không cứu được lỗi sẽ thuộc về Bác sĩ.

Hiện nay bộ Y tế đã phối hợp với bộ Công an ký kết bảo vệ an  ninh trật tự, có đặt camera tại bệnh viện nhưng đôi khi sự can thiệp của công an không kịp. Bởi vì họ  không thể túc trực tại bệnh viện 24/24 để đảm bảo các sự cố bạo hành. Đồng thời các văn bản pháp lý bảo vệ cán bộ nhân viên Y tế cũng chưa có các quy định cụ thể và khó có thể thực thi nếu xã hội vẫn còn cái nhìn phiến diện, quan niệm một chiều như vậy.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới