Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mắc chứng chảy máu cam rất nhiều. Do bệnh không có nguyên nhân hay triệu chứng nào cụ thể để nhận biết nên rất khó phòng tránh. Tuy nhiên, việc chảy máu cam ở trẻ, những điều mà các bậc cha mẹ cần biết là:
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Paget xương
- Giật mình với con số đáng sợ về căn bệnh viêm gan B
- Nguyên nhân gây đau lưng có thể bạn chưa biết
Chảy máu cam là gì?
Theo các chuyên gia bác sĩ thì chảy máu cảm ở mũi được chia làm 2 loại là chảy máu ở mặt trước và chảy máu ở mặt sau. Hiện nay có tới 90% trường hợp chảy máu cam là chảy ở mặt trước mũi, loại này sẽ ít nguy hiểm hơn so với chảy máu ở mặt sau của mũi.
Tình trạng chảy máu cam ở phía sau mũi sẽ gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi. Máu sẽ chảu từ mặt sau của mũi và chảy thẳng xuống cổ họng, với trường hợp như này thì người bệnh cần được đưa đến ngay bệnh viên để được các bác sĩ nút mũi bằng gạc chuyên dụng hoặc sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật.
Nguyên nhân chảy máu cam thường là do bị chấn thương hoặc việc xì mũi quá mạnh làm cho các mạch máu trong mũi bị tổn thương nên xảy ra chảy máu. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh thì các khoang mũi bị khô cũng làm cho các mạch máu dễ vỡ hơn, hoặc có người ngoáy mũi quá nhiều cũng sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi.
Nguyên nhân chảy máu cảm ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu cam ở trẻ như việc tổn thương vách màng mạch máu ngăn ở mũi, do viêm mũi mãn tính, do ở mũi trẻ có khối u hốc mũi hoặc do thời tiết vào lạnh,…thì trẻ cũng có thể gặp hiện tượng chảy máu mũi. Những ngày thời tiết hanh khô hay quá nắng nóng làm cho các mạch máu bị vỡ ra, bị viêm mũi làm trẻ khó chịu, hay cho tay vào ngoáy mũi nên dễ sinh ra chảy máu mũi.
Đặc biệt ở những trẻ có sức đề kháng kém thì sau mỗi khi thay đổi thời thiết tiết cũng dẫn đến viêm mũi, viêm họng mãn tính cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu cam.
Trẻ bị chảy máu cam thì cha mẹ cần làm gì?
Khi thấy trẻ có hiện tượng chảy máu cam ở mũi thì các bậc cha mẹ có thể làm theo 2 cách sau.
Cách thứ 1:
Khi thấy trẻ bị chảy máu cam thì cho trẻ ngồi vào chỗ mát tránh để trẻ ngồi ở ghế cao và để đầu trẻ hơi cúi về phía trước. Cha mẹ dùng tay ấn nhẹ và giữ vào 2 cánh mũi và hướng dẫn cho trẻ cách thở ra bằng miệng.
Sau đó thì cha mẹ nên lấy một chiếc khăn ẩm hoặc khăn mát ướp trong tủ lạnh để chườm lên mũi giúp cho máu trong mũi của trẻ sẽ tạm ngừng chảy.
Cách thứ 2:
Cha mẹ cũng cho trẻ lên chỗ mát, đầu hơi cúi về phía trước khi thấy trẻ bị chảy máu cam. Sau đó lấy bông gòn ẩm ướt thấm và đặt vào chỗ hốc mũi của trẻ. Dùng tay ấn nhẹ vào cánh mũi cho bông gòn tiếp xúc với lớp niêm mạc giúp máu ở trẻ ngừng chảy.
Khi máu ngừng chảy thì cha mẹ lấy bông gòn ra khỏi mũi trẻ. Khi máu đã cầm mà vẫn không ngừng chảy ở mũi trẻ thì các bậc cha mẹ không cần quá hoảng hốt và lo lắng mà cần giữ bình tĩnh nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được bác sĩ khám và có hướng điều trị kịp thời.
Do vậy mà các bậc cha mẹ cần lưu ý kho con mình hay bị chảy máu cam thì cần hướng dẫn cho con chế độ chơi, học hợp lý và hạn chế cho trẻ vận động mạnh.
Biện pháp phòng tránh chảy máu cam ở trẻ
Để có thể phòng tránh chảy máu cam ở trẻ, thì các bậc cha mẹ cần lưu ý:
- Thường xuyên vệ sinh, rửa mũi cho trẻ sạch sẽ.
- Hạn chế việc ngoáy mũi ở trẻ
- Cố gắng điều trị viêm mũi và viêm họng ở trẻ để tránh nguy cơ để trẻ bị ảnh hưởng làm chảy máu cam.
- Bổ sung thêm cho trẻ nhiều thực phẩm dinh dưỡng, các thực phẩm chứa nhiều vitamin C và K.
- Khi thời tiết nóng bức mà có sử dụng điều hòa thì cần sử dụng thêm máy tạo độ ẩm để giúp không khí trong nhà được cân bằng.
Để có thể tìm hiểu được rõ nguyên nhân và điều trị dứt điểm chứng chảy máu cam ở trẻ thì tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị để tránh những biến chứng sang các bệnh khác. Cũng như để cho trẻ có thể thoải mái vui chơi, học tập mà không sợ ảnh hưởng của bệnh.
Hiền- Ytevietnam.edu.vn