Chảy máu cam là hiện tượng cháy máu ở mũi. Nhiều người cho rằng đó là hiện tượng bình thường nên ít quan tâm, nhưng không ai biết rằng chảy máu cam nếu không được sớm chữa trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy mà bạn cần biết những điều sau về bệnh chảy máu cam.
- Chảy máu cam ở trẻ, những điều mà các bậc cha mẹ cần biết
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Bệnh đau lưng ở phụ nữ – không nên xem thường
Nguyên nhân bị chảy máu cam
Các bác sĩ cho biết nhìn chung nguyên nhân chảy máu cam là do các nguyên nhân chính sau đây:
- Người bệnh mắc các bệnh viêm nhiễm cấp như: viêm mũi cấp, viêm mũi do vi khuẩn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
- Do chấn thương vì ngoáy mũi nhiều hoặc có dị vật đi vào trong mũi.
- Do nhiều người có cấu trúc bất thường ở hốc mũi như vẹo hoặc gai của các vách ngăn mũi.
- Có khối u như: u xơ vòm mũi, u do nấm, u xoang,…
- Do người bệnh mắc các cứng cấp tính, bị rối loạn đông cầm máu như: bị cúm, sởi, sốt xuất huyết,…mắc các chứng bệnh cao huyết áp cũng làm võ các phình mạch của hệ mạch máu.
- Những người thiếu mái, bị nhiễm độc, thiếu vitamin, và bị suy tủy, suy giảm tiểu cầu.
- Do sự thay đổi thời tiết, nội tố tiết trong cơ thể người có thai, có kinh nguyệt hoặc dùng xịt mũi kéo dài,…
Xử lí chảy máu cam như thế nào?
Các bác sĩ cho biết, khi thấy mình bị chảy máu cam thì mọi người nên:
- Ngồi nguyên tại chỗ, dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có rau máu trong khoảng 10 phút và nghiêng đầu về 1 phía. Chống khuỷu tây lên bàn hoặc đưa tay lên vịn tay vào ghế.
- Dùng bông gạc cầm máu hoặc đặt 1 cục nước đá vào gốc mũi thì cũng có tác dụng làm máu ngừng chảy.
- Không được để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau, nếu để như vậy máu sẽ chảy ngược vào trong họng gây môn mửa và khó đông máu.
- Có thể sử dụng bôi kem xịt thuốc hoặc nước muối vào trong khoang mũi để tăng độ ẩm nhưng đây không phải là biện pháp lâu dài.
Gặp bác sĩ khi nào?
Nếu thấy bị chảy máu cam, kèm theo những dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
- Chảy máu mũi do đầu bị va chạm mạnh hoặc so vật gì đó rơi vào mũi.
- Sau khoảng 20 phút sơ cứu mà máu vẫn chảy mạnh.
- Những người bị cao huyết áp hoặc thấy các dấu hiệu đau đầu, nôn mửa,…
- Sau khi điều trị ngừng một thời gian mà máu lại tiếp tục chảy.
Các phương pháp điều trị chảy máu cam
Các bác sĩ cho biết, chảy máu cam tuy đơn giản nhưng nếu để lâu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt có thể dẫn đến mất máu nhiều, gây tử vong. Chính vì vậy mà người bệnh nên đến ngay cơ sở Y tế để được các bác sĩ làm các xét nghiệm Y tế kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị hiệu quả bệnh chảy máu cam như:
Liệu pháp đốt: Bạn có thể sử dụng liệu pháp đốt hóa học hoặc đốt điện để điều trị chảy máu cam. Bạn sẽ được gây tê bề mặt niêm mạc mũi, dùng bông cuộn kim loại tẩm axit cromic để đốt trên đèn côn. Phương pháp này khá nguy hiểm vì có thể gây tổn thương đến lớp niêm mạc ở mũi.
Liệu pháp lấp đầy khoang mũi: Bạn có thể dùng gạc để thấm vaselin, làm tắc toàn bộ khoang mũi cầm máu sẽ có tác dụng lấp đầy và cầm máu hiệu quả.
Phương pháp phẫu thuật: Dựa vào những nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật vách ngăn để thắt mạch máu với các phương pháp ngoại xoa xâm lấn tối thiểu sẽ chữa khỏi bệnh cho người mắc chứng chảy cam.
Hiền- Ytevietnam.edu.vn