Chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em và những điều cần biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cột sống bị cong vẹo là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.

Chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em và những điều cần biết

Chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em và những điều cần biết

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường CAo đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, cột sống bị cong vẹo là một trong những tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay. Các tư thế ngồi không đúng có thể làm cho cột sống bị biến dạng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các hệ cơ quan khác trong cơ thể, cũng như sức khỏe của người bệnh.

Biểu hiện của cong vẹo cột sống

Cột sống dễ bị cong vẹo khi còn nhỏ, càng lớn thì tình trạng cong vẹo của trẻ càng trở nên nghiêm trọng. Khi cột sống có biểu hiện cong vẹo sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng nhận biết như:

  • Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, hầu hết các trường hợp cong vẹo cột sống sẽ không cảm thấy đau đớn, nhưng nếu người lớn mắc chứng cong vẹo này nặng có thể sẽ bị đau.
  • Lưng của người bị cong vẹo cột sống có thể bị gù (có thể gù một hoặc cả hai bên) làm cho đầu có xu hướng chúi về trước, chậu hông cũng phát triển bất thường kéo theo trọng lượng cơ thể dồn về một bên, dáng đi bị lệch.
  • Người bị cong vẹo cột sống bị giảm chiều cao, xương sườn nhô lên làm lồng ngực có hình dạng bất thường.
  • Trường hợp cong vẹo quá nặng có thể làm cho người bệnh hô hấp khó khăn, cơ thể mệt mỏi, đau cột sống. Ảnh hưởng nặng nhất là bất thường ngoại hình gây ra sự tự ti ở người bệnh, đặc biệt là ở trẻ em.

Nguyên nhân làm cột sống cong vẹo

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, cột sống bị biến dạng có thể do di truyền hoặc cũng có thể do các yếu tố khác, cụ thể như sau: Trẻ mắc dị tật bẩm sinh khiến cho cột sống cong vẹo là một trong các dị tật dạng hiếm, trẻ sinh ra sẽ có một số các biểu hiện như: hai chân dài ngắn khác nhau, rối loạn thần kinh, rối loạn xương sống…

Trẻ em trong quá trình phát triển nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng, đứng ngồi sai tư thế, hoặc tập thể dục không đúng động tác có thể dẫn tới cong vẹo cột sống; chiếm tỉ lệ lớn trong đó là trẻ ngồi học không đúng tư thế.

Cong vẹo cột sống ở trẻ em thường do ngồi học sai tư thế

Cong vẹo cột sống ở trẻ em thường do ngồi học sai tư thế

Điều trị và khắc phục tình trạng cột sống cong vẹo

Theo những tin tức Y tế mới nhất, trẻ em bị cong vẹo cột sống rất phổ biến, chủ yếu là do chúng ngồi học không đúng tư thế, xương cột sống bị cong nhẹ và không gây ra bất kì đau đớn nào, thường những trường hợp này không cần điều trị. Nếu trẻ có triệu chứng kèm theo đau cột sống thì cần tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.

  • Tiến hành chụp X-quang một cách thường xuyên để có thể theo dõi mức độ cong vẹo của cột sống. Trường hợp trẻ em bị cong vẹo có thể dùng nẹp, đai đeo chuyên dùng để uốn nắng tư thế về vị trí đúng, đồng thời ngăn không cho đoạn cong vẹo bị nặng hơn.
  • Nếu đau dữ dội thì có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viêm cho người bị cong vẹo nặng.
  • Cần tiến hành phẫu thuật nối lại đốt sống nếu tình trạng cong quá nặng.
  • Có thể can thiệp bằng vật lý trị liệu cho người có cột sống cong vẹo, nhưng phương pháp này ban đầu gây ra những đau đớn nhất định, cần có sức chịu đau lớn.
  • Khi trẻ ngồi học hoặc chơi… phụ huynh nên quan sát và nhắc nhở bé tư thế ngồi đúng, hướng dẫn cho trẻ cụ thể để tránh trẻ ngồi nằm rạp xuống bàn, hay ngồi vẹo sang một bên.
  • Lựa chọn chiều cao ghế và bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ cũng gớp phần hạn chế cong vẹo cột sống
  • Không nên cho trẻ đeo cặp sách, hoặc mang vác đồ quá nặng có thể làm cho bé bị lệch dáng.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu cong vẹo nhẹ thì nên cho trẻ đeo đai lưng để uốn nắn lại dáng cột sống cho trẻ, cũng nên lựa chọn loại cặp đeo phù hợp.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới