Chứng suy nhược thần kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Suy nhược thần kinh là căn bệnh khá phổ biến ở những người lao động trí óc, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chứng suy nhược thần kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Chứng suy nhược thần kinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Suy nhược thần kinh là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết, suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn đến quá tải, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghỉ ngơi của cơ thể.

Theo tin tức Y tế, chứng suy nhược thần kinh có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhất là phụ nữ, nếu không được điều trị kịp thời, để kéo dài có thể dẫn đến chứng trầm cảm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như những hậu quả khôn lường cho chính bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Những biểu hiện của tình trạng suy nhược thần kinh.

Bác sĩ, giảng viên lớp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những biểu hiện của suy nhược thần kinh có thể kể đến bao gồm:

  • Bệnh nhân cảm thấy chán nản, hay phàn nàn, mệt mỏi dai dẳng, tình trạng tăng lên sau khi cố gắng làm việc trí óc hoặc thể lực; đột nhiên đau mỏi cơ bắp, chóng mệt, làm việc sút kém.
  • Thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích thích, cáu gắt, nóng nảy, phảm ứng quá mức, mau chán, dễ bỏ cuộc.
  • Dễ xúc động, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.
  • Mất ngủ: bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, đôi khi mất ngủ trắng đêm
  • Bệnh nhân bị suy giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa, nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, khó tiếp nhận thông tin mới.
  • Hay hồi hộp, đánh trống ngực, toát mồ hôi, khó thở, run chân tay, giảm hoạt động tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ…
  • Bệnh nhân cảm thấy đau đầu âm ỉ lan tỏa khắp đầu, tình trạng đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng, kèm theo biểu hiện chóng mặt, choáng váng.

Nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh là gì?

Theo các bác sĩ tư vấn, có nhiều nguyên nhân gây ra suy nhược thần kinh, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng kéo dài do áp lực học tập, làm việc trí óc… khiến hệ thần kinh của người bệnh bị suy nhược, khó hồi phục.
  • Sang chấn tâm lý: Bệnh nhân gặp phải sự sang chấn tâm lý với cường độ mạnh, kéo dài vượt quá ngưỡng chịu đựng như phải chịu sự mất mát, ly tán của người thân, thất bại lớn trong cuộc sống…
  • Thiếu chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh: Việc cơ thể bị thiếu một số loại vi chất như: Folate, Vitamin B12, sắt, kẽm, selen, acid béo omega 3 và vitamin D có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Thiếu hụt hormone dẫn truyền thần kinh.

Chứng suy nhược thần kinh có nhiều nguyên nhân gây ra

Chứng suy nhược thần kinh có nhiều nguyên nhân gây ra

Điều trị chứng suy nhược thần kinh như thế nào?

Chứng suy nhược thần kinh kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy chán nản với cuộc sống, muốn buông xuôi, có những hành động tiêu cực… Do vậy cần điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để đẩy lùi chứng suy nhược thần kinh.

Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng ở các nhóm như carbonhydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất; Các axit béo omega 3,… nên ăn những loại thực phẩm tốt cho hoạt động thần kinh ở não bộ.

Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, uống đủ nước giúp giảm bớt căng thẳng, đào thải độc tố trong cơ thể; hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga…

Có chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử hay vận động mạnh trước giờ đi ngủ vì dễ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

Tập thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, tập yoga… cũng rất tốt cho hệ thần kinh của người bệnh.

Người bị suy nhược thần kinh nên có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, lựa chọn các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, phù hợp như đi du lịch đến những nơi có không khí trong lành, yên tĩnh, đi xem phim, nghe nhạc, gặp gỡ tâm sự với bạn bè,…

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới