Chuyện những “bà cô ngành Y muộn chồng” sợ Tết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

“Bao giờ lấy chồng?” là một trong nhiều câu hỏi quen thuộc ngày Tết khiến không ít cô gái ngành Y độc thân nghĩ tới đã sợ, đã cảm thấy áp lực khiến họ không dám trở về nhà đoàn tụ gia đình.

Mùa xuân này, gái ngành Y vẫn chưa muốn lấy chồng

Mùa xuân này, gái ngành Y vẫn chưa muốn lấy chồng

Mùa xuân này, gái ngành Y vẫn chưa muốn lấy chồng

Chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi những câu chuyện nghề Y thường xuyên đăng tải tin tức những cô gái ngành Y “muộn chồng” vì sợ Tết đến mà xin ở lại viện trực. Vất vả, gian truân, cống hiến cho Y nghiệp công sức ngày đêm không quẩn ngại, vậy mà năm hết Tết đến họ vẫn chẳng thể về nhà vì sợ văng vằng bên tai những câu hỏi: bao giờ lấy chồng? Chẳng phải gái ngành y không muốn về nhà ăn Tết, cũng chẳng phải họ không muốn đoàn tụ với gia đình mà họ cứ sợ các câu hỏi dồn dập khó trả lời như thế. Cũng đúng thôi, sao có thể trả lời khi duyên với gái ngành Y vẫn chưa đến, sự nghiệp càng viên mãn thì gái ngành Y càng cô đơn, càng phải đối mặt với nhiều gian truân thử thách. Ngay bản thân họ cũng cảm thấy tò mò, thắc mắc nhưng không sao trả lời được những câu hỏi như thế.

Tôi còn nhớ khoảng thời gian này năm ngoái, nữ ca sĩ Bích Phương cho ra mắt sản phẩm âm nhạc mới mang tên “Bao giờ lấy chồng”. Chỉ sau vài tiếng, ca khúc đã được chia sẻ và lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt, chẳng phải “thánh lầy” thường xuất hiện trên mang với các bài hát độc lạ lên được nhiều người mến mộ mà chính cô đã “nói hộ” những dòng tâm sự khó nói của các cô gái, từ hình ảnh cho đến lời bài hát đều thể hiện đúng tâm trạng đó. Những cô gái ngành Y cũng được “nhắc đến” khi muốn về nhà mà lại đan xen chẳng muốn về. Vậy nên cũng không quá khó hiểu khi những cô gái ngành Y coi công việc như “người yêu”, bệnh viện là “ngôi nhà trú ẩn” cho những câu hỏi như thế. Với họ, Y nghiệp chung thủy như một người tình, càng cống hiến thì càng cảm thấy vẫn chưa đủ. Chẳng phải họ không biết yêu mà là chưa dám yêu, chưa dám mở lòng khi tình duyên vẫn lận đận mãi, người đến rồi lại đi vì không thể “chấp nhận” được thời gian và thử thách của một người có dòng máu Y nghiệp, vậy là cứ trôi, cứ đến rồi lại đi. Là con gái ai chẳng muốn được quan tâm chiều chuộng nhưng có mấy người có thể hiểu và thông cảm được. Vậy nên xuân này họ vẫn là “bà cô ngành Y bị ế”, họ vẫn chưa tìm được người thương, họ chưa muốn lấy chồng và họ lại một lần nữa lỡ hẹn với tất cả gia đình.

Khi cô gái ngành Y chưa sẵn sàng mặc áo cưới

Khi cô gái ngành Y chưa sẵn sàng mặc áo cưới

Khi cô gái ngành Y chưa sẵn sàng mặc áo cưới

Không chỉ riêng những cô gái ngành Y mà bất kì cô gái nào đến tuổi cập kê mà vẫn chưa có “người thương”, “nơi chốn” thì chắc hẳn cái Tết là một cái gì đó rất ám ảnh, nhưng biết làm sao khi họ cảm thấy mình còn son trẻ, họ còn nhiều thứ phải làm. Nhiều năm đèn sách trên ghế Cao đẳng Y Dược thì họ vẫn cần một thành quả, họ còn muốn cống hiến cho Y nghiệp nhiều hơn và họ cũng chỉ yên tâm mặc váy cưới khi sự nghiệp vuông tròn, khi xã hội, người dân bớt bệnh tật, xã hội được an yên. Vậy sao không để họ hoàn thành tâm nguyện trước khi mặc váy cưới, sao không để họ tìm được một người yêu thương thật sự, biết thông cảm với cái ước mơ hoài bão của họ để lấy làm chồng, lấy chồng là chuyện một đời sao phải dục và vội vã như mua vài lạng thịt hay mớ rau ngoài chợ. Vậy thay vì những câu hỏi bao giờ lấy chồng với cô gái ngành Y thì sao bạn không thử hỏi, sao còn trẻ mà đạt được nhiều thành công trong công việc như thế, có động lực nào để đạt được thành công như hiện tại? Nhiều cô gái ngành Y tâm sự với tôi rằng: họ sợ phải nghe những từ gái ngành Y ế hay những bà cô ngành Y muộn chồng trên trang tin tức Y tế mới nhất hay cập nhật bởi vì hạnh phúc mỗi người đến vào một thời điểm khác nhau, nhân duyên cho trời định sẽ đến vào lúc chúng ta cảm thấy sẵn sàng hay một cách tự nhiên nào đó mà không cần cưỡng cầu.

Chuyện những “bà cô ngành Y muộn chồng” sợ Tết

Chuyện những “bà cô ngành Y muộn chồng” sợ Tết

Vậy nên, đừng bao giờ hỏi những cô gái ngành Y một câu hỏi như thế, bởi chính bản thân họ cũng chưa có lời giải đáp, cũng chưa thật sự sẵn sàng. Đừng để những câu hỏi khiến họ áp lực mà không thể trở về nhà đoàn tụ với gia đình ngày tết, khiến ngôi nhà trở thành sự ám ảnh mỗi khi Tết đến xuân về.

 Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới