Có nên áp dụng lời thề cho ngành giáo viên

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ý tưởng trên được ông Lê Trường Tùng, chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học FPT đưa ra cũng như một lời cam kết về thiên chức của mình về cái nghiệp đã chọn.

loi-the-nghe-giao-vien
Có nên áp dụng lời thề cho ngành giáo viên

Lời thề của giáo viên với Socrates

Nếu như Hyppocrates với lời thề kinh điển của ngành Y thì theo ông Tùng Socrates (nhà triết học Hy lạp cổ đại) sẽ là đại diện cho ngành giáo dục. Dẫn chứng về việc này ông Tùng cho rằng: “Trong mỗi ngành nghề của xã hội đều có ông tổ người được cho là sáng lập ra nghề để tưởng nhớ và như là một hình mẫu chuẩn mực. Xã hội hiện nay có 2 nghề được gọi là thầy, đó là thầy giáo và thầy thuốc. Một người hỗ trợ giữ gìn tính mạng sức khỏe cho cong người, một thầy nâng tầm tri thức cho con người.

Khi ốm đau mọi người đặt niềm tin vào tay nghề và lương tâm của người thầy thuốc. Thầy mà dởm thì bệnh nguy người mất. Khi học hành mà mọi niềm tin cũng đặt lên đôi vai trách nghiệm lương tâm của người thầy giáo. Thầy mà tồi thì tương lai cũng mạt.

Ông Tùng dẫn tiếp “Thầy thuốc khi vào nghề có lời thế Hyppocrates – như một cam kết về thiên chức của mình và cái nghiệp của mình lựa chọn. Nếu vi phạm lời thề sẽ không còn là thầy thuốc nữa. Tương tự như thế xã hội bây giờ cũng cần phải có một lời thề cho nghề nhà giáo – cũng như một cam kết về thiên chức làm nghề nhà giáo của mình.

Ông Tùng cho biết một số nhà giáo dục sự kiến gọi lời thề cho nhà giáo là lời thề Socrates – Người đã đặt nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và đạo đức cho giáo dục từ trước đó. Theo ông Tùng phác thảo về lời thề cho ngành giáo dục bao gồm trách nghiệm bản thân, phương thức ứng xử đồng nghiệp và đặc biệt là với người học và nhấn mạnh các quan điểm giáo dục hiện đại.

loi-the-giao-vien-co-can
Giáo viên cần thề có một lời thề như thế nào?

Liệu giáo viên có phải thề như ngành Y?

Trước những quan điểm này đưa ra có nhiều người đồng tình cũng có những người bác bỏ và cho rằng không cần thiết.

Hiệu trưởng một trường Đại học sư phạm lớn cho rằng : “Đây là ý tưởng hay và cần triển khai”. Ông cho rằng ngày nay cần nhìn nhận về nghề giáo dục, thực ra cũng không thay đổi như trước. Cho dù vai trò của người thầy cũng thay đổi rất nhiều trong thời buổi kinh tế thị trường. Mối quan hệ giữa thầy – trò đã bình đẳng hơn…Nếu muốn có lời thế thật sự thiêng liêng thì cần phải đảm bảo nhiều mặt cho nghề giáo. Ông Hiệu trưởng này đưa ra quan điểm.

Ngược lại nhà giáo Văn Như Cương lại cho rằng điều này là không cần thiết phải có lời thề cho giáo viên. “Ngành Y có lịch sử nên họ giữ, những ngành khác không cần phải có. Nếu làm mà chỉ là hình thức.” Lời thề sẽ không làm tăng ý thức của người vào nghề. Một người thề còn có ý nghĩa cả triệu lời thề chỉ là hình thức. Rồi xét tính đúng – sai của hành động như thế nào, thế nào là vi phạm lời thề. Trong khi nghề nhà giáo có  những danh giới mong manh giữa những hành động. Ví như nhà giáo nào cũng phải thề luôn yêu mến học trò, nhưng hành động đánh học trò thì có phải là yêu mến không, khi có nhiều người vẫn bảo rằng đánh học trò là xuất phát từ tình thương..

Lời thề chỉ là để nhắc nhở những người thề cố gắng thực hiện những gì đúng với lời hứa hẹn. Một  độc giả cho rắng nghề giáo không cần thề gì cả. Sở dĩ như vậy vì nhà giáo hành động theo cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Mà chữ Tâm lại được đề cao hơn chữ Trí. Nếu không có tâm nhà giáo sẽ làm việc khiên cưỡng, có tính toán song phẳng. Điều đó sẽ dẫn đến những hiệu quả giáo dục thấp và học trò xa lánh. Sự coi thường của xã hội với bản thân nghề nhà giáo và có lẽ đây sẽ là hình phạt thảm khốc nhất.Theo độc giả này thì nhà giáo là nghề đặc thù sáng tạo và giỏi lên nhờ tình yêu con trẻ nên chưa cần phải có lời thề.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới