Có nên dạy “tính khôn lỏi” cho con em chúng ta?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

“Tính khôn lỏi” hay những ranh mãnh trong cách cư xử, tinh khôn khéo léo đã được cha ông ta đúc kết. Nhưng liệu nó có còn phù thuộc với thời đại số đề cao sự chân thật và uy tín. Nhiều nhà sư phạm cho rằng liệu có nên dạy cho con em chúng ta tính khôn lỏi đó.

Có nên dạy "tính khôn lỏi” cho con em chúng ta?
Có nên dạy “tính khôn lỏi” cho con em chúng ta?

Câu chuyện về tính khôn lỏi của người mẹ đi siêu thị.

Hiện nay trên mạng xã hội  đang lan truyền một câu chuyện về tính khôn lỏi một bà mẹ đi siêu thị với một cậu con trai, khi đứng xếp hàng ở quầy thanh toán. Lúc này có một đứa trẻ cùng tuổi với con chị cùng xếp hàng và đứng trước. Người mẹ đứa trẻ đứng sau bảo nó chen lên để tính tiền trước, và nó không nghe lời vẫn xếp hàng theo đúng thứ tự. Khi ra ngoài ngoài người mẹ ấy mắng con: “mày ngu lắm, mua ít đồ thì giành tính trước cho nhanh.Chắc  sau này mày ra đời toàn bị chúng nó ngồi lên trên đầu thôi!”

Câu chuyện thứ hai: “cũng tương tự nhưng xảy ra ở trường hợp khác người con trai cố tình len lên để thanh toán (tiền mua Thuốc cho Dược sĩ bởi bà mẹ đang bận phải bế đứa em). Nhưng bị một người đàn ông này không cho, bà mẹ cứ thúc cậu con trai chen lên trên. Lúc này người đàn ông nổi cáu quát thằng bé làm cậu này sợ tái mặt còn miệng bà mẹ không ngừng lảm nhảm”.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều câu chuyện cho thấy tâm lý ranh mãnh vặt vãnh đã ảnh hưởng từ xa xưa của chúng ta.Cái mà nhiều người vẫn tự hào cho rằng người Việt khôn lỏi. Các câu chuyện như này không thiếu và đã được ghi lại, đưa vào và in ra thành sách để giảng dạy. Điển hình như chuyện Ba giai Tú xuất là một trong những chuyện điển hình của sự khôn lỏi này. Không tin ư!, Quý phụ huynh có thể tìm kiếm trên mạng hoặc ra tiệm hỏi mua rồi nghiền ngẫm để biết về tính khôn lỏi và cách ứng sử có phần bản năng tự nhiên ấy. Nó sẽ giúp ích phần nào đấy cho chúng ta, nói theo kiểu vô phẩm thì không bổ ngang cũng bổ dọc.

Vậy có nên dạy cho con trẻ văn hóa “khôn lỏi”
Vậy có nên dạy cho con trẻ văn hóa “khôn lỏi”

Vậy có nên dạy cho con trẻ “tính khôn lỏi”

Liệu “Tính khôn lỏi” và ranh mãnh đó có còn đúng với thời điểm này dẫu biết rằng trong bản thân của mỗi chúng ta sự duy lí gần như đồng nghĩa với điều đó. Làm cha làm mẹ ai cũng mong những điều tốt đẹp đến với con cái sợ bị con cái thua thiệt. Nhưng những tư tưởng đấy hiện nay đã không còn phù hợp với thời đại. Trong một trận đấu tất nhiên phải có kẻ thắng người thua đấy là tư duy từ xưa đến nay. Con mình không khôn sẽ bị con thằng khác thống trị, con thằng khác sai khiến đấy là suy nghĩ từ xưa đến nay, đấy là tư tưởng từ xưa đến nay. Nhưng với thời đại mà người ta đề cao bản thân với tinh thần tập thể với những tư duy cùng thắng, lợi ích đồng đội, lợi ích nhóm thì việc đó không còn được cổ súy.

Khôn lỏi và ranh mãnh phần nào thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội và nó chứa đựng phần nào bản năng ứng xử tự nhiên. Trong một xã hội văn minh hiện đại như việc không cần tiền vẫn đi được chợ,người mua không cần phải có người trực tiếp bán và mặc cả om sòm thì bản năng hoang dã đó cần được kiểm soát và điều đó là thực sự tệ hại khi chúng ta dạy cho con trẻ.

Tính khôn lỏi phần nào sẽ chi phối lòng tốt của con trẻ, vậy nên dạy cho con sự chân thành là điều khôn ngoan nhất, và sự tế nhị khôn khéo nằm trong sự chân thành ấy là điều mà chúng ta nên dạy cho trẻ. Hãy dạy cho trẻ biết mình thua và đứng dậy, hãy dạy cho con mình biết mình thắng nhưng không kiêu và giúp con nhận biết rằng có thể tránh thất bại bằng  tư duy hai người cùng thắng. Điều đó là cần thiết hơn cả khi phải chạy theo dạy con trẻ lại cách đối phó kia.

Lam hạ – Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới