Cúm A/H1N1 là gì? Triệu chứng và cách điều trị cúm A/H1N1

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cúm A/H1N1 cho đến nay đã lan rộng đến 160 quốc gia tại 5 châu lục, trở thành nỗi ám ảnh của toàn cầu. Cúm A/H1N1 là gì? Các triệu chứng và cách điều trị cúm A/H1N1 sẽ được đề cập dưới đây.

Cúm AH1/N1 là gì?
Cúm AH1/N1 là gì?

Cúm A/H1N1 là gì?

Cúm A/H1N1 là chủng virus cúm A nguy hiểm hơn mọi chủng virus cúm khác. Nếu như cúm A/H5N1 bắt nguồn từ gà thì virus cúm A/H1N1 được xác định có nguyên nhân từ heo. Theo các nhà khoa học, cúm H1N1 hình thành từ các loại gen của bốn chủng virus: cúm người, cúm gia cầm của Bắc Mỹ, cúm heo và cúm heo ở châu Âu và châu Á.

Hiện nay, cúm A/H1N1 đã xuất hiện tại 160 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ca nhiễm virus cúm A/H1N1 đầu tiên được phát hiện năm 2009, cho đến nay virus gây bệnh đã lây truyền tại gần 30 tỉnh thành, kéo dài trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam trong cả nước.

Thời tiết cuối năm là thời điểm bùng phát cúm A/H1N1 tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, do đó việc tăng cường các biện pháp phòng chống cúm A/H1N1 càng trở nên cần thiết, quyết liệt hơn lúc nào hết.

Cúm A/H1N1 có các triệu chứng giống cúm thông thường
Cúm A/H1N1 có các triệu chứng giống cúm thông thường

Con đường lây truyền  cúm A/H1N1

Là thể virus được xác định từ Heo, do đó con đường lây truyền  cúm A/H1N1 chính là từ heo đến người và từ người sang người:

  • Người tiếp xúc với heo nhiễm bệnh qua quá trình cho ăn, chăn nuôi heo hoặc tại các hội chợ heo.
  • Các con đường lây truyền Virus cúm A/H1N1 từ người qua người bao gồm ho, hắt hơi, nước bọt, dịch từ mũi họng của người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật có virus bằng tay rồi đưa tay lên miệng, mũi..
  • Khả năng lây truyền virus cúm A/H1N1 có thể diễn ra trong thời gian 1-7 ngày.

Dấu hiệu của cúm A/H1N1

Dấu hiệu của cúm A/H1N1 không khác nhiều so với cúm thông thường, do đó người bệnh sẽ không thể nhận biết được nếu không thực hiện các xét nghiệm y học bằng dịch mũi họng của người bệnh.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm: Ho, đau họng, sốt trên 38 độ, sổ mũi, đau cơ, người mệt mỏi. Nếu không được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong.

Đeo khẩu trang để phòng ngừa lây truyền cúm A/H1N1
Đeo khẩu trang để phòng ngừa lây truyền cúm A/H1N1

Cách phòng chống cúm A/H1N1

  • Giữ  vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, che miệng khi hắt hơi, ho..
  • Người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc vớ người bị cúm để đề phòng nguy cơ cúm A/H1N1.
  • Học sinh, sinh viên tại trường học chủ động nghỉ học để đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu của bệnh để tránh bùng phát dịch bệnh, lây truyền cho các học sinh khác.
  • Khi tiếp xúc với người bệnh cúm cần giữ khoảng cách trên 1m, đeo khẩu trang y tế để phòng chống cúm A/H1N1.
  • Lau chùi các đồ vật, dụng cụ trường học, phòng làm việc, đồ dùng gia đình bằng hóa chất sát khuẩn.

Điều trị cúm A/H1N1

Hiện nay chưa có vắc xin đặc trị cúm A/H1N1 cho người mà chỉ có vắc xin ngừa cúm A/H1N1 trên heo. Do đó để điều trị cúm A/H1N1 hiệu quả, người mắc bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc điều trị chính được cấp phép hiện nay là: Rimantadine, Amantadine, Zanamivir và Oseltamivir. Trong đó, CDC đề xuất các quốc gia sử dụng thuốc Zanamivir và Oseltamivir để điều trị và phòng chống lây nhiễm virus cúm A/H1N1.

Cho đến nay, cúm A/H1N1 vẫn là lời cảnh báo trên phạm vi toàn cầu, nắm rõ thông tin về bệnh để chủ động phòng chống virus cúm A/H1N1, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị khi có các dấu hiệu của bệnh là điều mà mọi người dân cần lưu tâm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới