Đặc điểm và khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Xoắn khuẩn giang mai là một vi khuẩn có tên Treponema pallidum, là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai một căn bệnh xã hội nguy hiểm lây lan qua đường tình dục. Chính vì vậy việc tìm hiểu các đặc tính, khả năng gây bệnh cũng như những đặc điểm của loại xoắn khuẩn này luôn được các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu để tìm ra phương pháp mới để có thể ngăn chặn và điều trị bệnh giang mai một cách hiệu quả hơn ngay cả ở giai đoạn khó chữa nhất.

Xoắn khuẩn giang mai là nguyên nhân gây bệnh giang mai
Xoắn khuẩn giang mai là nguyên nhân gây bệnh giang mai

Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai

  • Hình dạng và tính chất bắt màu

Xoắn khuẩn giang mai có hình dạng giống lò xo, mảnh và có kích thước dài khoảng 5-15mm và rộng khoảng 0,2mm, thông thường có khoảng từ 8 đến 14 vòng xoắn rất đều đặn. Xoắn khuẩn giang mai di chuyển bằng việc uốn khúc giữa các vòng xoắn, khi soi dưới kính hiển vi cho thấy cả hai đầu xoắn khuẩn đều có lông.

Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai khi soi dưới kính hiển vi cho thấy các xoắn khuẩn đều có sự chuyển động quay vòng tròn và hầu như không di chuyển khỏi vị trí xâm nhập. Các xoắn khuẩn có dạng hình sin và màu trên cơ thể gồm hai màu là màu nâu và màu vàng, màu nâu trên màu vàng.

Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo và không di chuyển
Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo và không di chuyển
  • Cấu trúc kháng nguyên

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, xoắn khuẩn giang mai có bốn nhóm kháng nguyên: Kháng nguyên cardiolipid, kháng nguyên protein, kháng nguyên polyozid của vỏ, kháng nguyên thân. Cấu trúc của những kháng nguyên này thường khác nhau nhằm phát hiện ra các kháng thể có trong phản ứng khác nhau.

  • Phản ứng sức đề kháng của xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn giang mai nhạy cảm với các yếu tố hóa học, lý học nên chúng sẽ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn như kháng sinh, thủy ngân…Bên cạnh đó, xoắn khuẩn giang mai cũng có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ phòng khi sống bên ngoài môi trường ở nhiệt độ 40 đến 50 độ C. Còn đối với nhiệt độ trong tủ lạnh, xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại được từ 3 đến 4 ngày.

Khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai

Khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai là vô cùng nguy hiểm nếu chúng xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh và bệnh được diễn biến qua 3 giai đoạn

Giai đoạn đầu

Bệnh xuất hiện những vết loét không đau, không ngứa, loét nông và có chân cứng, hình tròn hay hình bầu dục. Giai đoạn này gọi là săng giang mai kèm theo hạch xuất hiện ở háng hay những vùng lân cận. Trong dịch tiết của hạch và vết loét là nơi ẩn chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.

Xoắn khuẩn giang mai gây nên các vết loét gọi là săng giang mai
Xoắn khuẩn giang mai gây nên các vết loét gọi là săng giang mai

Đây là thời kỳ bệnh có tốc độ lây lan mạnh, tuy nhiên sau khoảng 3 tuần các biểu hiện trên tự biến mất và không để lại sẹo, chuyển biến sang giai đoạn 2. Việc xét nghiệm y tế và điều trị kịp thời ở giai đoạn này sẽ điều trị và tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai.

Giai đoạn 2

Xoắn khuẩn giang mai ở giai đoạn 2 khi bệnh nhân có hiện tượng sốt, rụng tóc kèm theo những nốt ban đỏ xuất hiện trên bề mặt da ở vị trí như lưng, bàn tay, bàn chân, cổ…Khi ấn tay vào thì các nốt ban biến mất, xoắn khuẩn giang mai ẩn chứa trong những nốt hồng ban, đây là thời kỳ bệnh lây lan mạnh và tiềm ẩn sự phát triển sang giai đoạn 3. Ở giai đoạn này việc điều trị phải tuân thủ theo những phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.

Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng
Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng

Giai đoạn 3

Sau một thời gian bệnh phát triển, các vết hồng ban trở thành những vết loét sâu, lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu và phá hủy các cơ quan nội tạng đặc biệt là những tổn thương tim mạch và liệt thần kinh trung ương. Xuất hiện những khối u ở mặt, tay, chân còn gọi là gôm giang mai, các gôm nay phát triển to và cứng nhưng lại không có sự hoại tử trong đó. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối này xoắn khuẩn giang mai không còn khả năng gây bệnh và các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy vi khuẩn giang mai có trong gôm.

Trên đây là một số chia sẻ về đặc điểm sinh học đối với xoắn khuẩn giang mai. Tác hại của xoắn khuẩn giang mai gây nên là vô cùng nguy hiểm, nếu bạn có hành vi quan hệ tình dục không an toàn và phát hiện những triệu chứng của bệnh giang mai, lập tức đến những cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, từ đó có những phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới