Theo những tin tức y học mới nhất, khi trẻ bị ốm các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi khám để được sử dụng đúng liều đúng thuốc, tuy nhiên có một số loại thuốc các bậc cha mẹ vẫn nên dự trữ ở trong nhà để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
- Dược sĩ Pasteur cập nhật các thuốc điều trị rối loạn tuần hoàn não
- Dược sĩ Pasteur hướng dẫn cách sử dụng Oseltamivir phòng và trị cúm
- Dược sĩ Pasteur dẫn cách sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol hiệu quả
Danh sách những thuốc nên dự trữ sẵn nếu nhà có trẻ nhỏ
Dưới đây Dược sĩ Đặng Nam Anh hiện đang giảng dạy Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn cho các bậc phụ huynh những loại thuốc nên dự trữ trong nhà.
Danh sách những thuốc nên dự trữ sẵn nếu nhà có trẻ nhỏ
- Thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt cao, điều đầu tiên bố mẹ nên hạ sốt cho bé, để có thể hạ sốt cho trẻ các bậc cha mẹ có thể chườm ấm và cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, tuy nhiên các Dược sĩ khuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. Với trường hợp bé trên 1 tuổi, khi sốt trên 39 độ C mới phải cho uống. Thuốc hạ sốt có thành phần chủ yếu là Paracetamol và liều lượng uống tùy theo cân nặng của trẻ chứ không phải độ tuổi. Khi sử dụng các bậc cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo liều được quy định sẵn.
Paracetamol là một trong những thuốc không thể thiếu đối với trẻ nhỏ
- Siro bổ phế
Siro bổ phế là loại thuốc ho thảo dược, dùng trong các trường hợp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến ho.
- Thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mũi và thuốc nhỏ mắt cũng là hai loại thuốc mẹ nên dự trữ sẵn tại nhà cho bé. Nên chọn loại nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ mũi, mắt cho bé những khi trời hanh khô, hoặc bé có dấu hiệu sụt sịt hay vừa đi ra ngoài về. Việc sử dụng nước nhỏ mũi sẽ giúp vệ sinh mũi cho trẻ một cách hiệu quả nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên lạm dụng các loại thuốc này, chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết.
- Nước bù điện giải
Nước bù điện giải sẽ rất hữu ích trong trường hợp bé sốt cao, bị tiêu chảy và cơ thể trẻ bị mất nước. Đa phần các loại nước bù điện giải rất dễ uống, phù hợp với trẻ con. Bố mẹ chú ý phải pha nước bù điện giải đúng cách, theo như hướng dẫn thì mới có tác dụng.
- Kem trị hăm
Tuýp kem trị hăm có lẽ là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất khi trẻ dưới 1 tuổi, còn đang phải đóng bỉm cả ngày. Mẹ nhớ thoa kem trị hăm đều đặn cho bé sau khi vệ sinh sạch sẽ nhé.
Tình trạng hăm rất thường xuất hiện ở trẻ nhỏ
- Kem trị bỏng
Kem trị bỏng chuyên dụng dùng để trị các vết bỏng nhẹ là loại thuốc hữu ích đối với gia đình có trẻ nhỏ. Vì thế bố mẹ cũng nên liệt kê kem trị bỏng vào danh sách tủ thuốc cần thiết cho bé.
- Kem trị muỗi đốt, côn trùng cắn
Da em bé vừa mềm lại vừa thơm nên là “mục tiêu” yêu thích của lũ muỗi và côn trùng. Để yên tâm mẹ vẫn nên phòng sẵn một tuýp kem trị côn trùng trong nhà nhé.
Hy vọng với những thông tin mà các Dược sĩ của chúng tôi tư vấn, các bậc cha mẹ đã hiểu hơn và biết cách dự trữ những loại thuốc cần thiết cho trẻ.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn