Bệnh cận thị tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và học tập. Dấu hiệu nhận biết bệnh cận thị như thế nào và cách phòng tránh bệnh ra sao sẽ được nêu trong bài viết dưới đây.
- Bệnh cận thị ở trẻ em là gì và cách phòng ngừa như thế nào?
- Vì sao cận thị nặng có thể gây mù lòa?
- Người bị cận thị có phải đeo kính liên tục không?
Bệnh cận thị hiểu đơn giản nhất là trường hợp mắt không có khả năng nhìn xa mà chỉ nhìn được những vật ở gần do hình ảnh không nằm trong võng mạc của mắt. Tật khúc xạ này thường gặp nhiều ở độ tuổi học sinh và nhân viên văn phòng – những người trực tiếp xúc với máy tính, sách vở trong thời gian dài.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cận thị
Những dấu hiệu bệnh cận thị thể hiện rõ qua khả năng nhìn xa của mắt. Người bệnh có thể cảm nhận được tuy nhiên không ít người lại chủ quan, không có các biện pháp điều trị nhanh chóng.
Rất có thể đôi mắt của bạn đã mắc bệnh cận thị nếu có các triệu chứng sau:
- Không thể nhìn rõ vật ở xa, ngay cả từ khoảng cách 1m trở lên là dấu hiệu nhận biết bệnh cận thị rõ ràng nhất.
- Cúi thấp mặt khi viết, đọc sách báo, xem tivi ở cự ly gần.
- Nhức mắt, mỏi mắt, dịu mắt, đôi khi chảy nước mắt vô cớ.
- Nhạy cảm với ánh sáng, phải nheo mắt hoặc dùng tay che khi có ánh sáng đột ngột (bật đèn khi trời tối, đi từ ngoài vào phòng…)
- Thỉnh thoảng phải nhắm một mắt hoặc nghiêng đầu khi quan sát, xem tivi hoặc đọc sách để nhìn dễ hơn.
- Khó tập trung đọc chữ, phải dùng ngón tay để chỉ cũng là một dấu hiệu bệnh cận thị.
- Khả năng làm việc và quan sát buổi tối kém, người bị cận thị sẽ khó quan sát và lái xe vào buổi tối.
Làm thế nào để phòng tránh bệnh cận thị hiệu quả?
Nếu bị cận thị, người bệnh sẽ phải đeo kính thường xuyên gây bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên việc đeo kính chỉ giúp hạn chế độ cận thị tăng chứ không chữa khỏi được bệnh. Cách chữa cận thị rất tốn kém và phức tạp, vì vậy phòng bệnh là điều quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn trước những tác hại của bệnh lý học này.
Phòng tránh bệnh cận thị không quá khó khăn, nếu chúng ta thực sự hiểu và trân trọng đôi mắt của mình. Ngừa cận thị xuất phát từ chính thói quen hàng ngày, trong đó cần chú ý những lời khuyên của bác sĩ như sau:
- Không đọc sách, xem tivi, sử dụng máy tính ở cự li gần, luôn đảm bảo phòng đủ ánh sáng.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc để mắt có thời gian nghỉ ngơi.
- Bổ sung chất dinh dưỡng chứa nhiều vitamin trong cá và rau xanh rất tốt cho việc phòng tránh bệnh cận thị ở mắt.
- Luyện tập các bài tập mắt, ngắm nhìn cây xanh thường xuyên. Chăm sóc mắt bằng thuốc nhỏ mắt.
- Đi khám mắt định kỳ để phát hiện nhanh nhất các triệu chứng của bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện, điện tử như máy tính, điện thoại, tivi quá nhiều và quá lâu.
Bệnh cận thị dễ mắc nhưng rất khó điều trị, từ những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh cận thị trên hi vọng sẽ giúp bạn có cách chăm sóc và gìn giữ đôi mắt của mình một cách hợp lý.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn