Viêm phổi ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ viêm phổi ở trẻ em nếu không được khám và điều trị kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
- Những lưu ý sống còn cho chị em khi đi hút mỡ bụng
- Các biến chứng của vàng da sơ sinh và cách phòng tránh
- Tổng quan về bệnh viêm gan E, nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị
Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị trẻ nhỏ bị viêm phổi
Viêm phổi là gì?
Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, viêm phổi là bệnh phổi bị nhiễm trùng, các túi khí trong phổi (phế nang) chứa đầy mủ và các chất lỏng khác khiến oxi không thể đi vào máu. Người bị viêm phổi có thể bị sốt hoặc ho, khó thở. Bệnh có thể điều trị khỏi trong 1 – 2 tuần nếu phát hiện sớm.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sốt cao, thường trên 39 độ.
- Viêm phổi ảnh hưởng tới hô hấp, bé hô hấp khó khăn hơn, cần dùng nhiều lực để hít thở hơn nên thường thấy mệt mỏi, nằm li bì, lười hoạt động và ngủ liên tục.
- Thay vì chỉ dùng phần ngực để thở thì bé dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn khiến bé khó thở, thở gấp hơn mức bình thường.
- Ho: Bé có thể ho khan vào thời gian đầu và sau đó có đờm. Đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng.
- Môi và da của bé xanh xao, nhợt nhạt điều này do cơ thể không lấy đủ oxy.
- Bé bị tức ngực hoặc đau bụng.
- Bé bị nôn trớ hoặc tiêu chảy.
- Bé bỏ bú hoặc bú ít, dễ mất nước.
Theo phân tích của các Bác sĩ chuyên khoa, trong giai đoạn đầu trẻ nhiễm bệnh nếu được khám và điều trị sớm phổ sẽ hồi phục rất nhanh nhưng nếu trẻ không được phát hiện sớm có thể xuất hiện một số biến chứng sau đây:
- Trẻ thở rất nhanh, trong một số trường hợp thì đây là triệu duy nhất của bệnh.
- Trẻ thở như rít hoặc thở khò khè
- Trẻ cố gắng hết sức để thở
- Sốt
- Ho
- Nghẹt mũi
- Ớn lạnh
- Nôn ói
- Đau tức ngực
- Đau bụng, có thể vài trường hợp còn gây tiêu chảy.
- Bé mệt mỏi, ít vận động.
- Trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon.
- Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám.
Trẻ bị viêm phổi cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bác sĩ chuyên khoa
Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em, trẻ sơ sinh
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur phân tích, viêm phổi nếu không chữa trị và chăm sóc kịp thời có thể gây nên các biến chứng như viêm màng não, tràn mủ màng phổi, tràn dịch màng tim, nhiễm trùng máu, trụy tim, kháng kháng sinh, còi xương, kém phát triển,… Tùy vào từng tình trạng bệnh của bé Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp, phác đồ chữa trị phù hợp, cụ thể như sau:
Điều trị bệnh do virus gây nên: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tại nhà đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Bệnh do virus và mycoplasma gây nên thì thường không cần sử dụng kháng sinh, có thể tự điều trị tại nhà.
Điều trị viêm phổi do vi khuẩn: Đối với tình trạng bệnh do vi khuẩn gây nên cần điều trị bằng kháng sinh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc và liều lượng tùy vào tình trạng bệnh của trẻ.
Ngoài việc tuân thủ theo đơn thuốc của Bác sĩ chuyên khoa cũng như những lời khuyên khi sử dụng thuốc của Dược sĩ, cha mẹ cần chú ý một số điểm sau đây trong quá trình chăm sóc trẻ:
- Tạo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
- Tăng lượng chất lỏng trong thực đơn hàng ngày lên.
- Nên sử dụng thêm máy sục hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ để vệ sinh không khí, tăng độ ẩm.
Trong quá trình được chỉ định chữa viêm phổi cho trẻ tại nhà, nếu trẻ có những dấu hiệu sau phải nhập viện điều trị:
- Trẻ sốt cao kéo dài, khó thở
- Điều trị bệnh dài ngày không khỏi
- Móng tay và môi có màu hơi xanh hoặc xám bởi đó là dấu hiệu phổi không nhận đủ oxy rất nguy hiểm.
- Bị sốt cao: 38,9 độ với trẻ nhỏ, trên 38 độ với trẻ sơ sinh.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức cũng như thông tin để chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn