Đầy bụng khó tiêu là vấn đề tiêu hóa phổ biến, mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không xử lý kịp thời có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy khi gặp phải tình trạng này, uống thuốc gì để cải thiện?
- Đau ruột thừa: dấu hiệu nhận biết và cách xử lý kịp thời
- Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Đối tượng dễ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu
Đầy bụng, khó tiêu thường gây ra các triệu chứng như cảm giác căng tức, bụng to hơn bình thường, xì hơi nhiều, buồn nôn, chán ăn… Mặc dù ai cũng có thể gặp phải vấn đề này, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao hơn:
- Người cao tuổi: Khi tuổi tác tăng lên, hệ tiêu hóa của cơ thể cũng hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng đầy bụng và khó tiêu.
- Người mắc rối loạn tiêu hóa: Những người đã từng gặp vấn đề về tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm dễ gặp phải tình trạng này.
- Người ăn uống không khoa học: Thói quen ăn quá no, ăn quá nhanh hay tiêu thụ thực phẩm khó tiêu sẽ làm tăng nguy cơ bị đầy bụng.
- Người bị căng thẳng kéo dài: Căng thẳng tâm lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và gây đầy bụng.
- Người dùng thuốc điều trị lâu dài: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị táo bón có thể làm rối loạn chức năng tiêu hóa và gây khó tiêu.
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, mặc dù đầy bụng không phải lúc nào cũng nguy hiểm, nhưng nếu triệu chứng kéo dài hoặc đi kèm các biểu hiện bất thường khác, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Đầy bụng khó tiêu uống thuốc gì?
Khi gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu, nhiều người tìm đến các loại thuốc để giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:
- Thuốc kháng axit: Các loại thuốc như magnesium hydroxide, calcium carbonate giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm cảm giác đau và khó tiêu, từ đó cải thiện tình trạng đầy bụng.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Nhóm thuốc này như omeprazole, lansoprazole có tác dụng ức chế tiết axit, làm giảm cảm giác đầy bụng và khó tiêu. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp PPI với thuốc kháng sinh để điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Thuốc đối kháng thụ thể H2: Các loại thuốc như ranitidin, famotidin giúp giảm tiết axit dạ dày, phù hợp với trường hợp đầy bụng, khó tiêu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tác dụng của nhóm thuốc này chậm hơn so với PPI.
- Thuốc hỗ trợ tiêu hóa: Simethicone là một ví dụ điển hình, giúp giảm đầy hơi và cải thiện tình trạng khó tiêu. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Các thuốc như metoclopramid hay cisaprid giúp điều hòa nhu động ruột, giảm cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Bác sĩ tư vấn để đạt được hiệu quả tối đa và tránh tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân thủ liều lượng bác sĩ chỉ định.
- Nếu gặp phải tác dụng phụ bất thường, cần liên hệ bác sĩ ngay để được tư vấn.
- Nếu triệu chứng không giảm sau khi dùng thuốc, cần thăm khám lại để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Tránh sử dụng cà phê, thuốc lá, đồ uống có gas trong quá trình điều trị vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Khi triệu chứng không thuyên giảm hoặc diễn ra thường xuyên, việc thăm khám y tế kịp thời là rất quan trọng để phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn.

Một số phương pháp hỗ trợ giảm đầy bụng, khó tiêu
Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy bụng:
- Chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm và không ăn quá no. Nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, tránh thức ăn có gas hoặc cồn.
- Lối sống lành mạnh: Ngủ đủ giấc, không thức khuya và duy trì thói quen sinh hoạt đều đặn.
- Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm cảm giác chướng bụng.
- Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga, thiền để giảm căng thẳng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nếu tình trạng đầy bụng và khó tiêu diễn ra thường xuyên, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.