Dạy con tính tự lập khi nào là cần thiết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu dạy trẻ không dậy đúng cách và phương pháp sẽ dễ bị phản tác dụng và đem lại kết quả không như mong muốn.

Dạy trẻ tự lập ngay từ khi còn nhỏ bằng những việc đơn giản nhất

Nên dậy trẻ tự lập từ giai đoạn nào?

Có lẽ việc dạy con tự lập của các bậc cha mẹ hiện nay ảnh hưởng nhiều từ nền giáo dục Nhật Bản, mong muốn con có thể tự lập mà không phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ. Chính vì thế giai đoạn bắt đầu dạy trẻ tính tự lập tốt nhất là khi bé được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, lúc này trí não và cơ thể trẻ phát triển rất nhanh nên việc trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành được thói quen tốt, đây cũng chính là lúc bé bắt đầu nhận thức được những việc mình làm. Hãy dạy trẻ tự lập từ những việc đơn giản nhất như: tự xúc ăn, thu dọn đồ chơi, đi vệ sinh, có thể lúc đầu bé làm chưa làm tốt nhưng cha mẹ cần kiên nhẫn chỉ bảo và làm cùng con, không được quát mắng, việc quát mắng trẻ có thể vô tình khiến trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ.

Việc dạy trẻ tính tự lập khi còn nhỏ được coi như một tiền đề trong việc giáo dục trẻ sau này, trong nhiều gia đình người giúp việc hoặc ông bà thường là người chăm con chính, với tâm lý thương con thương cháu nên những việc bé có có thể tự làm thì người lớn giành phần làm hết, hành động đó đã vô tình tạo nên tính ỷ lại và thói quen lười biếng ở trẻ.

Việc để trẻ tự lập không chỉ giúp bé dễ thích nghi với môi trường sống hơn mà qua đó đã hình thành thói quen tốt phải có trách nhiệm với bản thân, cũng như tính kiên cường tự lực và tính cách đó sẽ theo trẻ đến cả giai đoạn trưởng thành.

Cha mẹ cần nhiều thời gian để hướng dẫn, quan sát con nhiều hơn

Cách dạy trẻ tính tự lập như thế nào là tốt nhất?

Tất cả các bậc cha mẹ đều biết dạy trẻ tính tự lập là tốt, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ lại không biết làm thế nào để dạy trẻ cho tốt. Mấu chốt vấn đề nằm ở việc các mẹ thiếu quan sát đến con mình nên dẫn tới việc dạy trẻ sai cách, thực tế vấn đề không phải trẻ không làm được mà trẻ không biết cách làm, vì thế các mẹ cần tạo môi trường tốt cho con để con có thể học hỏi, qua đó quan sát xem con đang gặp khó khăn ở bước nào để có những cách giải quyết thiết thực hơn.

Khi bắt đầu dạy trẻ các mẹ chỉ nên dạy từng việc một, những việc mà trẻ mong muốn làm. Ví dụ: lúc cho trẻ ăn, trẻ muốn giằng lấy thìa tự xúc, lúc này các mẹ không nên ngăn cản mà để bé tự làm và quan sát xem bé làm được đến đâu để từ đó có cách dạy hợp lý. Trong quá trình dạy con các mẹ nên làm thật chậm để con nhìn theo, cần thiết có thể mẹ và bé làm cùng nhau. Khi quan sát trẻ làm xong rồi, chỗ nào sai mẹ cần giải thích lại cho trẻ hiểu bằng giọng nhẹ nhàng luôn khích lệ động viên, tránh chê bai mặc dù trẻ làm chưa được tốt. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để quan tâm con và hiểu con mình hơn vì giai đoạn này trẻ lớn và phát triển rất nhanh, tính cách trẻ có thể thay đổi theo từng ngày, chính vì thế việc quan sát giúp bố mẹ hiểu mong muốn của con từ đó có những cách dạy hợp lý, phù hợp với con mình.

Mỗi một trẻ sẽ có một tính cách và nguyện vọng khác nhau, cha mẹ không nên ép con theo một khuôn khổ nhất định mà nên dạy con tự lập dần dần để phát triển theo cách tự nhiên, có như thế trẻ mới học được tính tự lập cao mà không cần sự giúp đỡ từ bố mẹ quá nhiều.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới