Dây gắm là loài thực vật thân leo có vị đắng, tính bình có tác dụng khu phong, trừ thấp, giải độc, sát trùng và tiêu viêm. Trong dân gian dây gắm được sử dụng để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gút)…
- Công dụng của vị thuốc YHCT Sâm Ngọc Linh đối với sức khỏe
- Kim tiền thảo điều trị sỏi thận: Quý mà không hiếm?
- Bài thuốc Y học cổ truyền từ nhân trần thanh nhiệt, chữa bệnh hiệu quả
Dây Gắm: Cây Thuốc Nam Chữa Đau Xương Khớp
Tên gọi khác: Dây gắm lót, Cây gắm, Dây sót, Vương tôn, Dây mấu. Tên khoa học: Gnetum montanum Họ: Dây gắm (danh pháp khoa học: Gnetaceae).
Phân bố
Dây gắm thuộc họ cây dây leo, cây thường mọc tựa và quấn vào những cây lớn cây cổ thụ. Dây gắm thường mọc hoang, sinh trưởng phát triển tốt ở địa hình núi cao, rừng thường xanh, ở độ cao 200 – 1200 m. Tại nước ta cây dây gắm phân bố nhiều ở các tỉnh phía Tây Bắc như Lào Cai Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), các tỉnh miền Trung Tây Nguyên như: Quảng Trị, Đà Nẵng, Lâm Đồng… các tỉnh miền Nam như: Tây Ninh, Kiên Giang (Đảo Phú Quốc)…
Thành phần hóa học
Các nhà khoa nghiên cứu cho thấy trong dây gắm có các thành phần hóa học: tinh dầu, chất béo, Alkaloid, Saponin, Flavonoid, Tannin, Anthraquinon, Antraglycosid, Triterpenoid, chất khử và acid hữu cơ..
Các nhà khoa học đã phân lập và tính ra được hàm lượng, Flavonoid, Saponin, Alkaloid, toàn phần trung bình trong dây Gắm lần lượt là 2,13%, 3,29%, 1,94%.
Theo Bác sĩ Chử Lương Huân, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết dây gắm có rất nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.
Tác dụng của dây gắm
Tác dụng của dây Gắm theo Y Học Hiện Đại
Các cao chiết từ dây gắm có hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Staphylococus aureus, vi khuẩn Salmonella typhimurium, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Trong đó cao ethyl acetat thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất.
Các cao chiết đều thể hiện hoạt tính chống oxy hóa theo cơ chế đánh bắt gốc tự do DPPH, hoạt tính ức chế α-Amylase và α-glucosidase. Điều này góp phần cho việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn, đái tháo đường và các bệnh liên quan đến gốc tự do.
Các nhà nghiên cứu thí nghiệm trên chuột cho thấy hoạt chất dl-demethyl coclaurin hydrochlorit từ dây gắm có tác dụng tăng cường, làm mạnh tim của chuột.
Dịch chiết từ dây gắm làm trên thực nghiệm sau khi tiêm vào chuột cho thấy có tác dụng chống co thắt phế quản.
Nước sắc từ dây gắm cho thấy có tác dụng ức chế liên cầu khuẩn nhóm A (Strepcococci), , tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), vi khuẩn gây viêm phổi Catarrhl, trực khuẩn lỵ (Shigella flexneri), liên cầu tan huyết (Haemophilus haemolyticus), trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa)
Ngoài ra các nhà khoa học nghiên cứu còn cho thấy nước sắc từ cây gắm còn có tác dụng bình suyễn và giảm ho.
Gắm là vị thuốc chữa Gút hiệu quả
Tác dụng của dây Gắm theo Y Học Cổ Truyền
Tính vị: Vị đắng, tính bình.
Công năng: Dây gắm có tác dụng sát trùng, giải độc, trừ thấp, tiêu viêm, thư giãn cân cơ, khu phong hoạt huyết.
Chủ trị: Dây gắm chủ trị chứng thống phong (bệnh gout), các bệnh gây đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét, ngộ độc thức ăn, sơn ăn da, rắn cắn . Rễ cây gắm được dùng trong điều trị chứng hạc tất phong (sưng đau đầu gối). Cành cây để chỉ thống (giảm đau), trị bong gân, liền gân xương, đòn ngã tổn thương, gãy xương.
Tại đât nước Ấn Độ, thân và rễ cây gấm được dùng để hạ thân nhiệt, ngoài ra hạt dây gắm còn được được sử dụng để chữa đau nhức do phong tế thấp.
Một số bài thuốc kinh nghiệm dân gian từ dây gắm
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và PHCN – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh từ dây gắm.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp.
- Nguyên liệu: rễ gắm, rễ rung rúc,ngũ gia bì, vỏ cây hoa giẻ và mỗi vị 80g, rễ cỏ xước, rễ xích đồng nam, rễ bướm bạc, rễ bạch đồng nữ, tầm gửi dâu, rễ tầm xuân, rễ ô dược, rễ bưởi bung và mỗi vị 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa mỗi vị 20g.
- Các làm: Đem các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô rồi ngâm với 1 lít rượu trắng cao độ ít nhất15 ngày.Liều dùng ngày dùng 1 chén nhỏ uống trước khi ngủ..
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gút
- Nguyên liệu: Dây Gắm khô 10g.
- Cách làm: Đem đun nước hoặc hãm với 200l nước sôi và dùng uống như trà.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt rét
- Nguyên liệu: Binh lang (hạt cau), dây cóc và ô mai mỗi vị 4g, thường sơn, lá màng cầu ta tươi, thảo quả, dây gắm và dây hà thủ ô mỗi vị 10g, cây chó đẻ 8g.
- Cách làm: Sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 2 lần uống. Nên dùng trước khi lên cơn sốt rết khoảng 2 giờ, nếu không thuyên giảm nên gia thêm sài hồ
Bài thuốc hỗ trợ điều trị rắn cắn
- Nguyên liệu: Lá gắm tươi.
- Cash làm: Giã lá gắm, lấy nước uống còn bã đem đắp lên vết thương hoặc lhai lá gắm nuốt lấy nước rồi dùng bã đắp lên vết cắn. Ngay sau đó, cần đưa người bệnh bị rắn cắn đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Trên đây là một số công dụng của dây gắm, để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.