Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại một số địa phương, nhiều người dân lo lắng dịch tả lợn châu Phi có lây truyền sang người không, ăn phải lợn nhiễm dịch tả có sao không?
- Tổng hợp những dịch bệnh thường xuất hiện trong mùa đông xuân
- 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế Việt Nam trong năm 2019
- Cảnh báo dịch sởi bùng phát tại các tỉnh phía Nam
Dịch tả lợn châu Phi có lây truyền sang người không?
Theo Tin tức Y tế mới nhất, từ ngày 1/2 đến 3/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương). Theo thống kê tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.
Cục Thú y đã tiến hành lấy các mẫu xét nghiệm tại các hộ có lợn bệnh, kết quả phát hiện đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, một số hộ gia đình có lợn có kết quả xét nghiệm dương tính đã được các cơ quan chuyên môn xử l ý và tiêu hủy ngay lập tức. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có ổ dịch nào qua 30 ngày.
Dịch tả lợn châu Phi có lây truyền sang người không?
Nguyên nhân gây nên dịch tả lợn châu Phi là virus ASFV, bệnh lây qua nhiều con đường, có thể lây lan nhanh chóng trên loài lợn với tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trước thông tin có dịch tả lợn châu Phi, rất nhiều người dân lo lắng bệnh dịch tả lợn châu phi có lây sang người không. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh ở người, chính vì thế người dân không nên tẩy chay thịt lợn an toàn.
Cơ quan chức năng tiêu hủy lợn buôn lậu qua biên giới
Những lưu ý đối với người dân.
Các chuyên gia cho biết, dịch tả lợn châu Phi dễ lây lan và không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nó có thể lây sang các động vật, côn trùng khác như: muỗi, ruồi, gà, mèo, chuột, vịt…
Bên cạnh đó, do đặc thù bị nhiễm virus nên lợn bị dịch tả rất dễ mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, thương hàn, cúm… Những bệnh này có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người thông qua việc gây rối loạn hệ tiêu hóa, nếu người ăn phải sẽ có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, buồn nôn, thậm chí xuất huyết các vị trí trên cơ thế, ngộ độc, viêm màng não dẫn đến thiệt mạng nếu không cấp cứu kịp thời.
Chính vì vậy các bác sĩ tư vấn khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn trước khi ăn, tránh đi vào vùng dịch, trường hợp phát hiện lợn chết thì phải báo ngay cho các cơ quan thú y.
Do dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, người dân lưu ý: Không giấu dịch; không mua bán; không giết mổ, mua bán lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý làm cám cho lợn.