Khi mang thai nội tiết thay đổi khiến chị em rất dễ mắc một số bệnh phụ khoa, để có một thai kỳ khỏe mạnh thai phụ nên biết cách nhận biết và điều trị sớm.
- Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả
- 5 dấu hiệu đầu tiên cảnh báo gan bạn đang chứa rất nhiều độc tố
- Bác sĩ cảnh báo một số bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật
Điểm danh những căn bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trong thai kỳ các hormone cơ thể thay đổi cũng như môi trường âm đạo ẩm ướt hơn bình thường khiến vùng kín của mẹ bầu sẽ dễ bị viêm nhiễm. Chứng viêm nhiễm phụ khoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điểm danh những căn bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai
Dưới đây là một số bệnh lý phụ khoa thường gặp mà các Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp lại được:
- U xơ tử cung
Theo những tin tức y tế mới nhất, u xơ tử cung là một trong những căn bệnh phụ khoa dễ gặp nhất khi mang thai nhưng tất cả những khối u xơ sẽ giảm dần hoặc biến mất khi thai nhi phát triển, u xơ tử cung lại có thể tái phát khi sau khi bạn sinh con. Do vậy, thai phụ nên tìm hiểu dấu hiệu cũng như cách điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Bên cạnh đó, các khối u xơ tử cung lành tính sẽ có thể bám ở thành trong hoặc ngoài tử cung. Hầu hết chúng đều vô hại nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm tùy vào vị trí của khối u xơ. Ngoài ra, đây có thể là căn bệnh có tính di truyền và không có nguyên nhân chính xác nên thai phụ cần chú ý đến cân nặng của mình. Bởi lượng chất béo trong cơ thể sẽ sản sinh ra estrogen dẫn đến u xơ tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện khi kinh nguyệt khi không thể thoát ra ngoài theo đường tử cung. Điều này dẫn tới việc một số tế bào đặt sai chỗ sẽ vỡ ra và tạo thành sẹo, viêm tấy, có thể dẫn đến vô sinh. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau, nhất là khi tới thời kỳ kinh nguyệt hoặc khi giao hợp.
- Viêm nhiễm vùng chậu
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, viêm nhiễm vùng chậu là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu có thể do việc quan hệ tình dục bừa bãi. Lúc này, khi đã vào tử cung, các mầm bệnh như chlamydia hay lậu sẽ lan rộng ra ống trứng, buồng trứng với các dấu hiệu như: Sốt, đau vùng bụng, tiết dịch màu xanh gây khó chịu. Bên cạnh đó, nếu có thai thì mẹ sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung.
- Nhiễm khuẩn đường sinh dục
Tuy là bệnh lý phụ khoa gây hậu quả nghiêm trọng khi sinh con ra nhưng nhiễm khuẩn tình dục lại ít được chị em quan tâm. Theo đó, bệnh có thể tiến triển âm thầm nếu thai phụ không đi thăm khám bác sĩ thường xuyên. Vì thế, khi trở nặng bệnh sẽ dễ trở thành viêm tiểu khung, thai ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung.
Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý thường gặp trong quá trình mang thai
- Viêm âm đạo
Tình trạng viêm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó viêm âm đạo do nấm không chỉ là bệnh phụ khoa thường gặp khi mang thai mà nó còn gây nhiều khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu. Theo đó, bệnh sẽ có các biểu hiện như: Khí hư đặc, có thể hơi lỏng, âm hộ cùng niêm mạc âm đạo đỏ, ngứa.
Ngoài ra, viêm âm đạo do loạn khuẩn cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Vỡ ối sớm, sinh non, nhiễm khuẩn tử cung sau sinh, nhiễm khuẩn buồng trứng nếu không được điều trị sớm. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến viêm âm đạo do trùng roi với các biểu hiện là ra khí hư màu vàng, ngứa, đau ở âm đạo, tiểu buốt, xuất hiện mùi hôi.
Không chỉ vậy, viêm âm đạo còn có thể không do nhiễm nấm bởi do vùng da ở khu vực này quá nhạy cảm với chất tẩy trắng, xà phòng thường gây ngứa, đau, nóng rát… Chính vì thế, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn